Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn

Hãy chia sẻ những điều bạn đã biết về đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX. Nhận xét cách mở đầu văn bản của tác giả.


Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 66, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy chia sẻ những điều bạn đã biết về đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX. 

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

Cuộc sống phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và trong những năm đầu thế kỉ XX gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Ví dụ như trong thời phong kiến, phụ nữ không được phép đi học, ra ngoài chơi mà luôn phải ở nhà chăm con, làm công việc nhà. Khi đến đầu thế kỉ XX, phụ nữ vẫn bị chèn ép đủ đường bởi chính sách nô dịch hà khắc của phong kiến. 


1

Câu 1 (trang 66, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nhận xét cách mở đầu văn bản của tác giả. 

Phương pháp giải:

Chú ý vào đoạn mở đầu. 

Lời giải chi tiết:

Cách mở đầu văn bản rất sáng tạo khi đặt ra câu hỏi tu từ, gợi sự tò mò của người đọc, đồng thời nó cũng hé mở ra phần nội dung của tác phẩm ở phía sau. 


2

Câu 2 (trang 67, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tóm tắt các hoạt động chính của nhân vật. 

Phương pháp giải:

Chú ý vào đoạn văn giới thiệu về bà. 

Lời giải chi tiết:

- Bà tên thật là Nguyễn Thị Kiêm, sinh 1914, mất 2005

- Bà học Trường Trung học nữ sinh bản xứ đến tú tài rồi bước vào nghề báo.

- Bà làm phóng viên thường với bút hiệu YM, Nguyễn Văn MYM.

- Bài thơ Tình già của bà được đăng báo và bà trở lên nổi tiếng

- Bà ủng hộ phong trào Thơ mới, tham gia diễn thuyết và dần trở lên nổi tiếng. 


3

Câu 3 (trang 67, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chú ý các trích dẫn trực tiếp.  

Phương pháp giải:

Chú ý vào đoạn tiếp theo. 

Lời giải chi tiết:

 - Trong số báo 228 ra ngày 14/12/1933… đăng lên báo

 - Các cuộc diễn thuyết của bà ở Hội Khuyến học Sài Gòn… 


4

Câu 4 (trang 68, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hình ảnh được sử dụng có thể gợi ấn tượng gì cho người đọc. 

Phương pháp giải:

Chú ý vào hình ảnh được sử dụng. 

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh đó thể hiện buổi diễn thuyết của bà rất thu hút với đông đảo giới trẻ, trí thức tham gia. Mọi người đều lắng nghe một cách chăm chú. 


5

Câu 5 (trang 69, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng gì? Những tư tưởng đó có ảnh hưởng gì đến xã hội. 

Phương pháp giải:

Chú ý vào những phát ngôn và hành động của bà. 

Lời giải chi tiết:

 Lời nói, hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng dân chủ với những quan điểm mới về bình đẳng giới.

 Những tư tưởng đó dần được khai thông, nhiều phụ nữ An Nam đã đi ngược lại với những lễ giáo cũ trong xã hội, họ cũng đi học, đi làm, đi chơi, tự do như đàn ông từ đó khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ với đàn ông trong xã hội. 


6

Câu 6 (trang 69, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Ngoại hình nhân vật được khắc họa như thế nào, nhằm mục đích gì. 

Phương pháp giải:

Chú ý vào đoạn miêu tả ngoại hình của nhân vật. 

Lời giải chi tiết:

Ngoại hình nhân vật được khắc học là một người thấp lùn, dáng vẻ núc ních, mặt má miếng bầu, môi nhọn như mỏ chim, đôi mắt sáng ngời, thông minh…

→ Tác giả nhằm khẳng định, phụ nữ cũng có thể có tướng lãnh đạo, tài giỏi như đàn ông dù cho ngoại hình của họ không được đẹp nhưng tài năng của họ là không thể phủ nhận. 


7

Câu 7 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Những thông tin này gợi cho bạn suy nghĩ gì. 

Phương pháp giải:

   Chú ý vào đoạn cuối. 

Lời giải chi tiết:

 Những thông tin này gợi cho ta suy nghĩ về những công lao đóng góp của bà đang dần bị lãng quên, mai một, người đời đang dần quên đi nó. 


1

Câu 1 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Văn bản được triển khai theo trình tự nào? Đánh giá hiệu quả của việc triển khai văn bản theo trình tự đó. 

Phương pháp giải:

 Chú ý vào những chi tiết thể hiện trình tự của văn bản. 

Lời giải chi tiết:

 Văn bản được trình bày theo trình tự thời gian, tác giả trình bày theo chuỗi từ thời niên thiếu cho đến những năm tháng cuối đời của nhân vật.

→ Việc triển khai văn bản theo trình tự đó là phù hợp với nội dung của bài viết, hơn nữa nó không chỉ khái quát đầy đủ về cuộc đời của bà mà còn giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được thông tin trong quá trình tìm hiểu văn bản. 


2

Câu 2 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Phong trào xã hội nào đã được nói đến trong văn bản? Theo bạn, cách tác giả viết về phong trào ấy có điểm gì đặc biệt?

Phương pháp giải:

Chú ý vào tư tưởng của nhân vật. 

Lời giải chi tiết:

Phong trào xã hội được nói đến trong văn bản là phong trào dân chủ, đấu tranh vì quyền của phụ nữ, về bình đẳng giới.

 Theo em, cách tác giả viết về phong trào ấy là kể ra những đóng góp, cống hiến của Manh Manh nữ sĩ đối với phong trào đấu tranh vì nữ quyền qua những tác phẩm, bài báo viết về quyền phụ nữ; những bài diễn thuyết truyền cảm hứng của bà đối với thế hệ sinh viên, trí thức đương thời về quyền bình đẳng giữa nam và nữ. 


3

Câu 3 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy nhận xét về cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn bản. Theo bạn, chân dung ấy có được tái hiện một cách khách quan hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Chú ý vào đoạn miêu tả chân dung nhân vật. 

Lời giải chi tiết:

Cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn bản rất chân thực, không chỉ qua dáng vẻ mà còn cả về nét mặt.

→ Chân dung của bà được tái hiện một cách khách quan, đầy đủ. Vẻ đẹp của bà không đến từ ngoại hình, mà nó đến từ tính cách, nhận thức, tư tưởng tiến bộ của bà về chủ nghĩa nữ quyền, về quyền bình đẳng vốn có mà phụ nữ nên có. 


4

Câu 4 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Bạn hình dung như thế nào về không khí thời đại được tái hiện trong văn bản?

Phương pháp giải:

Chú ý vào những yếu tố thể hiện hoàn cảnh của thời đại. 

Lời giải chi tiết:

Không khí thời đại được tái hiện trong văn bản đó là lúc làn sóng đấu tranh, biểu tình diễn ra mạnh mẽ đặc biệt ở miền Nam nhằm đòi quyền lợi cho phụ nữ. 


5

Câu 5 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Qua văn bản, bạn biết thêm điều gì về phong trào Thơ mới?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ tác phẩm và rút ra kết luận. 

Lời giải chi tiết:

 Qua văn bản, ta có thể biết được rằng phong trào Thơ mới đã từng diễn ra rất mạnh mẽ và nhận được sự săn đón nồng nhiệt của quần chúng nhân dân. Nội dung của Thơ mới khá đa dạng, nó không chỉ xoay quanh những câu chuyện về nỗi xa quê, xa nhà, tình yêu quê hương, đất nước mà nó còn mang nội dung về bình đẳng giới, về nữ quyền mà những người phụ nữ muốn gửi gắm. Sự lan tỏa của phong trào chính là lúc phụ nữ nói lên tiếng nói của mình. 


6

Câu 6 (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Bài viết gợi cho bạn suy nghĩ gì về vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội?

Phương pháp giải:

Chú ý vào thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. 

Lời giải chi tiết:

 Bài viết gợi cho em suy nghĩ rằng vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội chưa bao giờ là ít hay yếu kém hơn đàn ông. Sự đóng góp của họ trong các phong trào luôn là to lớn và nó cũng góp phần vào sự thắng lợi của Cách mạng Việt Nam. Nhưng do ảnh hưởng của hệ tư tưởng của phong kiến, sự tham gia của phụ nữ vào các cuộc vận động vẫn luôn hạn chế, dù vậy họ vẫn không hề bỏ cuộc, vẫn luôn tiến lên phía trước, đấu tranh vì mục tiêu chung của dân tộc và của chính họ. 


Kết nối đọc - viết

Câu hỏi (trang 70, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Từ những thông tin tìm hiểu được trước và sau khi đọc văn bản, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày những hiểu biết của bạn về phong trào nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức của bản thân và văn bản để trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

 Từ đầu thế kỉ XX, sự du nhập của hệ tư tưởng phương Tây ngày càng mạnh mẽ, trong đó là tư tưởng về nữ quyền. Bởi vậy, sự trỗi dậy của phụ nữ tiến bộ thời kì này là rất lớn. Khi họ nhận ra bản thân mình có thể làm được nhiều điều to lớn như đàn ông, mọi người xung quanh, họ đã tập trung để đòi quyền lợi cho mình. Đó là quyền lợi chính đáng và hợp pháp của phụ nữ mà bấy lâu nay vẫn bị bỏ qua. Họ khao khát được đi làm, được tự do cống hiến cho xã hội, sống đúng với bản chất và quyền lợi của mình, được hưởng đãi ngộ và những chính sách cần thiết. Để làm được điều đó, họ viết báo, làm thơ, biểu tình… để đòi quyền lợi cho chính mình. Trong đó phải kể đến là Manh Manh thi sĩ, người luôn đi đầu và có đóng góp to lớn cho phong trào nữ quyền này.

 


Bài đọc

Bài giải tiếp theo
Soạn bài Trí thông minh nhân tạo SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
Soạn bài Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 78 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
Soạn bài Viết văn bản thuyết minh về một vấn đề của xã hội đương đại SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
Soạn bài Nói và nghe Tranh biện về một vấn đề trong đời sống SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
Soạn bài Thực hành đọc Ca nhạc ở Miệt Vườn SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn

Video liên quan