Bài 5. Thực hành: Quang hợp ở thực vật trang 35, 36, 37 SGK Sinh 11 - Kết nối tri thức

Em có nhận xét gì về hình dạng, số lượng, kích thước và sự phân bố lục lạp trong tế bào cây rong mái chèo?


CH tr 37

CH 1: 

Em có nhận xét gì về hình dạng, số lượng, kích thước và sự phân bố lục lạp trong tế bào cây rong mái chèo?

Phương pháp giải:

Dựa vào hình dạng lục lạp trong tế bào cây đã quan sát được.

Lời giải chi tiết:

Tế bào biểu bì hình chữ nhật được xếp sít nhau. Số lượng lục lạp nhiều, hình bầu dục hoặc hình tròn, phân bố trong bào tương.

CH 2: 

Tại sao phải để chậu cây trong bóng tối 2 ngày trước khi làm thí nghiệm?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về điều kiện xảy ra từng giai đoạn của quá trình hô hấp ở thực vật.

Lời giải chi tiết:

Quang hợp ở thực vật là quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hoá CO2 và nước thành hợp chất hữu cơ C6H12O6 (tinh bột) đồng thời giải phóng O2.

Vì vậy, phải để chậu cây trong bóng tối 2 ngày trước khi làm thí nghiệm để cản trở cây tiếp xúc với năng lượng ánh sáng làm cho cây không thể tiến hành quá trình quang hợp và có thể loại bỏ hoàn toàn tinh bột khỏi lá cây.

CH 3: 

Việt trồng cây thủy sinh hoặc thả rong trong bể cá có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về nguyên liệu và sản phẩm của quá trình quang hợp ở thực vật.

Lời giải chi tiết:

Việc trồng cây thuỷ sinh hoặc thả rong trong bể cá có nhiều tác dụng: nó tạo môi trường tự nhiên cho cá sinh sống, tạo nơi cư trú và sinh sản cho cá và đặc biệt là giúp cải thiện khí Oxy trong hồ cá. Khi chúng quang hợp, chúng hấp thụ khí CO2 từ cá thải ra và giải phóng O2 vào trong nước.


Lý thuyết

Bài giải tiếp theo
Bài 6. Hô hấp ở thực vật trang 38, 39, 40, 41, 42, 43 SGK Sinh 11 - Kết nối tri thức
Bài 7. Thực hành: Hô hấp ở thực vật trang 44, 45 SGK Sinh 11 - Kết nối tri thức
Bài 8. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật trang 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53 SGK Sinh 11 - Kết nối tri thức
Bài 9. Hô hấp ở động vật trang 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60 SGK Sinh 11 - Kết nối tri thức
Bài 10. Tuần hoàn ở động vật trang 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68 SGK Sinh 11 - Kết nối tri thức
Bài 11. Thực hành: Một số thí nghiệm về tuần hoàn trang 69, 70, 71 SGK Sinh 11 - Kết nối tri thức
Bài 12. Miễn dịch ở người và động vật trang 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79 SGK Sinh 11 - Kết nối tri thức
Bài 13. Bài tiết và cân bằng nội môi trang 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86 SGK Sinh 11 - Kết nối tri thức

Video liên quan



Bài giải liên quan

Từ khóa