Bài tập 6 trang 70 vở bài tập lịch sử 7

Giải bài tập 6 trang 70 VBT lịch sử 7: Cuối năm 1788 - đầu năm 1789, đã diễn ra cuộc kháng chiến


Đề bài

Cuối năm 1788 - đầu năm 1789, đã diễn ra cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh dưới sự Lãnh đạo của Nguyễn Huệ - Quang Trung. Để nắm vững diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến, chúng ta cần hiểu đúng thế và lực của quân xâm lược cũng như của quân ta. Hãy làm một bảng nhận xét:

1. Thế và lực của hai bên vào cuối năm 1788.

 

Quân Thanh

Quân Tây Sơn

- Lực lượng

- Tình thế

 

 

 - Nhận xét chung và giải thích vì sao quân Tây Sơn tạm rút về Tam Điệp - Biện Sơn.

2. Thế và lực của hai bên vào đầu năm 1789.

 

Quân Thanh

Quân Tây Sơn

- Lực lượng

- Tình thế

 

 

 - Nhận xét chung:

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại mục IV: Tây Sơn đánh tan quân Thanh để đánh giá, nhận xét.

Lời giải chi tiết

1. Thế và lực của hai bên vào cuối năm 1788.

 

Quân Thanh

Quân Tây Sơn

Lực lượng

 

Tình thế

- 29 vạn quân chia làm 4 đạo.

- Ở tình thế chủ động, có lợi thế về số lượng.

- Lực lượng yếu, quân đội tuyển chọn trên đường.

- Được tin cấp báo Nguyễn Huệ mới lên ngôi hoàng đế và tiến quân ra Bắc.

* Nhận xét: Qua bảng so sánh ở trên, quân Thanh có ưu thế hơn quân Tây Sơn cả về thế và lực. Quân Tây Sơn tạm rút về Tam Điệp - Biện Sơn để bảo toàn lực lượng là đúng đắn.

2. Thế và lực của hai bên vào đầu năm 1789.

 

Quân Thanh

Quân Tây Sơn

Lực lượng

Tình thế

- 29 vạn quân.

- Bị động, hoảng sợ do bị đánh bất ngờ.

- 10 vạn quân, chia làm 5 đạo với vai trò khác nhau.

- Chủ động tiến công, chặn đường rút lui của giặc.

* Nhận xét chung:

- Đầu năm 1789, tuy lực lượng quân Tây Sơn ít hơn, nhưng đã chiếm thế chủ động, tấn công bất ngờ quân Thanh. Đẩy quân Thanh vào thế bị động, quân lính phải hoảng sợ hạ khí giới đầu hàng.

- So với cuối năm 1788, có thể thấy lực lượng quân Tây Sơn phát triển nhanh chóng và chiếm thế chủ động trong cuộc chiến.

Bài giải tiếp theo



Từ khóa phổ biến