Giải bài 8.21 trang 57 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Cho điểm M trên tia Om sao cho OM = 5 cm...


Cho điểm M trên tia Om sao cho OM = 5 cm. Gọi N là điểm trên tia đối của tia Om và cách O một khoảng 7cm.

Câu a

Vẽ hình và tính độ dài đoạn thẳng MN.

Phương pháp giải:

- Vẽ tia Om trước.

- Lấy điểm M trên Om: Đặt thước kẻ sao cho vạch số 0 trùng với điểm O, vạch số 5 trùng với điểm M.

- Kẻ tia đối của Om: Kẻ đường có hướng ngược lại với Om.

- Lấy điểm N, đo đoạn ON=7cm: tương tự khi lấy điểm M.

- Sử dụng công thức: MN=OM+ON

Lời giải chi tiết:

Vì N là điểm trên tia đối của tia Om nên ta có O nằm giữa M ,N nên ta có : ON+OM=MN

Mà OM=5cm; ON=7cm.

Vậy MN= 5+7=12 (cm).


Câu b

Gọi K là trung điểm của đoạn MN. Tính độ dài các đoạn thẳng MK và OK.

Phương pháp giải:

- Lấy điểm K giữa M và N sao cho đoạn thẳng NK bằng một nửa độ dài MN.

- K là trung điểm của MN nên \(MK = KN = \frac{{MN}}{2}\)

- O là điểm nằm giữa K và M nên OK + OM = KM

- Nếu OK + OM = KM  thì OK = KM – OM .

- Thay độ dài các đoạn thẳng KM, OM vào công thức trên tính OK.

Lời giải chi tiết:

Vì K là trung điểm của đoạn MN nên ta có : KM=KN=MN:2=12:2=6 (cm)

Ta có : O nằm giữa M và K nên:

OK + OM = KM mà KM = 6 cm; OM = 5 (cm) 

Vậy OK = KM – OM = 6 – 5 = 1(cm).


Câu c

Điểm K thuộc tia nào trong hai tia OM và ON?

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ và nhận xét vị trí của điểm.

Lời giải chi tiết:

Vì OK < MK nên K  thuộc tia OM.



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến