Giải Bài 34 trang 22 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều

Chọn dấu “<”, “>”, “=” thích hợp cho :


Đề bài

Chọn dấu “<”, “>”, “=” thích hợp cho :

a) \(\dfrac{5}{6} - {\left( {\dfrac{1}{6}} \right)^2}\) \({\left( {\dfrac{5}{6} - \dfrac{1}{6}} \right)^2}\);

b) \(250.{\left( {\dfrac{1}{5} - \dfrac{1}{6}} \right)^2}\)\(250.{\left( {\dfrac{1}{5}} \right)^2} - \dfrac{1}{6}\);

c) \(3\dfrac{1}{5}:1,5 + 4\dfrac{2}{5}:1,5\)\(\left( {3\dfrac{1}{5} + 4\dfrac{2}{5}} \right):1,5\);

d) \(\left( {\dfrac{9}{{25}} - 2,18} \right):\left( {3\dfrac{4}{5} + 0,2} \right)\)\(\dfrac{9}{{25}}:3\dfrac{4}{5} - 2,18:0,2\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Muốn điền được dấu của các phần, ta thực hiện các phép tính ở hai vế rồi so sánh chúng với nhau.

Lời giải chi tiết

a) Ta có:

     \(\dfrac{5}{6} - {\left( {\dfrac{1}{6}} \right)^2} = \dfrac{5}{6} - \dfrac{1}{{36}} = \dfrac{{30}}{{36}} - \dfrac{1}{{36}} = \dfrac{{29}}{{36}}\)

     \({\left( {\dfrac{5}{6} - \dfrac{1}{6}} \right)^2} = {\left( {\dfrac{4}{6}} \right)^2} = \dfrac{{16}}{{36}}\)

Mà \(\dfrac{{29}}{{36}} > \dfrac{{16}}{{36}}\) nên: \(\dfrac{5}{6} - {\left( {\dfrac{1}{6}} \right)^2}\)> \({\left( {\dfrac{5}{6} - \dfrac{1}{6}} \right)^2}\).

b) Ta có:

     \(250.{\left( {\dfrac{1}{5} - \dfrac{1}{6}} \right)^2} = 250.{\left( {\dfrac{6}{{30}} - \dfrac{5}{{30}}} \right)^2} = 250.{\left( {\dfrac{1}{{30}}} \right)^2} = 250.\dfrac{1}{{900}} = \dfrac{{250}}{{900}} = \dfrac{5}{{18}}\)

     \(250.{\left( {\dfrac{1}{5}} \right)^2} - \dfrac{1}{6} = 250.\dfrac{1}{{25}} - \dfrac{1}{6} = 10 - \dfrac{1}{6} = \dfrac{{60}}{6} - \dfrac{1}{6} = \dfrac{{59}}{6} = \dfrac{{177}}{{18}}\)

Mà \(\dfrac{5}{{18}} < \dfrac{{177}}{{18}}\) nên: \(250.{\left( {\dfrac{1}{5} - \dfrac{1}{6}} \right)^2}\)< \(250.{\left( {\dfrac{1}{5}} \right)^2} - \dfrac{1}{6}\).

c) Ta có:

     \(3\dfrac{1}{5}:1,5 + 4\dfrac{2}{5}:1,5 = \left( {3\dfrac{1}{5} + 4\dfrac{2}{5}} \right):1,5 = \left( {\dfrac{{16}}{5} + \dfrac{{22}}{5}} \right):\dfrac{3}{2} = \dfrac{{38}}{5}:\dfrac{3}{2} = \dfrac{{38}}{5}.\dfrac{2}{3} = \dfrac{{76}}{{15}}\)

     \(\left( {3\dfrac{1}{5} + 4\dfrac{2}{5}} \right):1,5 = \left( {\dfrac{{16}}{5} + \dfrac{{22}}{5}} \right):\dfrac{3}{2} = \dfrac{{38}}{5}:\dfrac{3}{2} = \dfrac{{38}}{5}.\dfrac{2}{3} = \dfrac{{76}}{{15}}\)

Mà \(\dfrac{{76}}{{15}} = \dfrac{{76}}{{15}}\) nên: \(3\dfrac{1}{5}:1,5 + 4\dfrac{2}{5}:1,5\)= \(\left( {3\dfrac{1}{5} + 4\dfrac{2}{5}} \right):1,5\).

d) Ta có:

     \(\left( {\dfrac{9}{{25}} - 2,18} \right):\left( {3\dfrac{4}{5} + 0,2} \right) = \left( {\dfrac{9}{{25}} - \dfrac{{109}}{{50}}} \right):\left( {\dfrac{{19}}{5} + \dfrac{2}{{10}}} \right) = \left( {\dfrac{{ - 91}}{{50}}} \right):\dfrac{{40}}{{10}} = \dfrac{{ - 91}}{{200}}\)

     \(\dfrac{9}{{25}}:3\dfrac{4}{5} - 2,18:0,2 = \dfrac{9}{{25}}:\dfrac{{19}}{5} - \dfrac{{109}}{{50}}:\dfrac{2}{{10}} = \dfrac{9}{{25}}.\dfrac{5}{{19}} - \dfrac{{109}}{{50}}.\dfrac{{10}}{2} = \dfrac{9}{{95}} - \dfrac{{109}}{{10}} = \dfrac{{ - 2053}}{{190}}\)

Mà \(\dfrac{{ - 91}}{{200}} > \dfrac{{ - 2053}}{{190}}\) nên: \(\left( {\dfrac{9}{{25}} - 2,18} \right):\left( {3\dfrac{4}{5} + 0,2} \right)\)> \(\dfrac{9}{{25}}:3\dfrac{4}{5} - 2,18:0,2\). 

Bài giải tiếp theo
Giải Bài 35 trang 22 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải Bài 36 trang 22 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải Bài 37 trang 22 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều
Giải Bài 38 trang 22 sách bài tập toán 7 tập 1 - Cánh diều

Video liên quan