Bài 1 trang 56 SBT Sử 10

Giải bài tập 1 trang 56 sách bài tập Lịch sử 10. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng


Câu 1-2

1. Dấu tích Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta có niên đại cách ngày nay

A. khoảng 30 - 40 vạn năm.              

B. khoảng 10 - 20 vạn năm.

C. khoảng 5 000 - 1 vạn năm.

D. khoảng 7 000 - 1 vạn năm.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Những dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam

Lời giải:

Dấu tích Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta có niên đại cách ngày nay khoảng 30 - 40 vạn năm. 

Chọn: A

2. Để chế tác công cụ lao động, Người tối cổ đã sử dụng nguyên liệu chủ yếu là

A. sắt.              B. đồng.            

C. gỗ.               D. đá.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Những dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam

Lời giải:

Để chế tác công cụ lao động, Người tối cổ đã sử dụng nguyên liệu chủ yếu là đá.

Chọn: D


Câu 3-4

3. Người tối cổ sinh sống theo phương thức

A. sống tập trung trong các bản làng, do già làng đứng đầu.

B. sống theo từng nhóm gần sông, suối, do một người cao tuổi đứng đầu.

C. từng gia đình nhỏ sống riêng rẽ trong các hang động gần nguồn nước.

D. sống thành từng bầy, lấy săn bắt và hái lượm làm nguồn sống chính.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Những dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam

Lời giải:

Người tối cổ sinh sống theo phương thức sống thành từng bầy, lấy săn bắt và hái lượm làm nguồn sống chính.

Chọn: D

4. Đặc điểm của công cụ do Người tối cổ chế tác là

A. công cụ bằng đá, ghè đẽo thô sơ.

B. công cụ bằng đá, được ghè đẽo cẩn thận.

C. công cụ bằng kim loại chiếm đa số.

D. công cụ chủ yếu được làm bằng tre, gỗ, xương, sừng.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Những dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam

Lời giải:

Đặc điểm của công cụ do Người tối cổ chế tác là công cụ bằng đá, ghè đẽo thô sơ.

Chọn: A


Câu 5-6

5. Điểm khác biệt trong phương thức sinh hoạt của cư dân văn hoá Hoà Bình so với cư dân văn hoá Sơn Vi là

A. sống trong các thị tộc, bộ lạc.

B. sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước.

C. lấy hái lượm, sản bắt làm nguồn sổng chính.

D. bên cạnh hái lượm, săn bắt, còn biết trổng các loại rau, củ, cây ăn quả.

Phương pháp: Xem lại mục 2. Sự hình thành và phát triển của Công xã thị tộc

Lời giải:

Điểm khác biệt trong phương thức sinh hoạt của cư dân văn hoá Hoà Bình so với cư dân văn hoá Sơn Vi là cạnh hái lượm, săn bắt, còn biết trổng các loại rau, củ, cây ăn quả.

Chọn: D

6. Những di tích được phát hiện ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hoà thuộc

A. văn hoá Óc Eo.           

B. văn hoá Hoà Bình.      

C. văn hoá Sa Huỳnh.

D. văn hoá Sơn Vi.

Phương pháp: Xem lại mục 2. Sự hình thành và phát triển của Công xã thị tộc

Lời giải:

Những di tích được phát hiện ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hoà thuộc văn hoá Sa Huỳnh.

Chọn: C


Câu 7-8

7. Nền văn hoá nào sau đây không thuộc thời đá mới?

A. Văn hoá Hoà Bình. 

B. Văn hoá Sơn Vi.

C. Văn hoá Phùng Nguyên.  

D. Văn hoá Bắc Sơn.

Phương pháp: Xem lại mục 3. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước

Lời giải:

Nền văn hoá Hoà Bình không thuộc thời đá mới.

Chọn: A

8. Những biểu hiện của cách mạng đá mới ở Việt Nam là

A. con người biết đến kĩ thuật mài, cưa, khoan đá và làm gốm, năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Phần lớn cư dân bước vào giai đoạn trồng lúa dùng cuốc đá. Dân số gia tăng, việc trao đổi giữa các thị tộc, bộ lạc được đẩy mạnh.

B. sức kéo của trâu bò được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, năng suất lao động không ngừng tăng lên.

C. đổ gốm dần dần chiếm lĩnh, thay thế cho đồ đá.

D. dân số gia tăng, địa bàn cư trú được mở rộng.

Phương pháp: Xem lại mục 3.  Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước

Lời giải:

Những biểu hiện của cách mạng đá mới ở Việt Nam là con người biết đến kĩ thuật mài, cưa, khoan đá và làm gốm, năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Phần lớn cư dân bước vào giai đoạn trồng lúa dùng cuốc đá. Dân số gia tăng, việc trao đổi giữa các thị tộc, bộ lạc được đẩy mạnh.

Chọn: A


Câu 9->11

9. Hãy ghép mốc thời gian ở cột bên trái với nền văn hóa ở cột bên phải cho phù hợp.

Thời gian

Nền văn hóa

1. 30 – 40 vạn năm trước đây

2. 6.000 – 12.000 năm trước đây

3. 3.000 – 4.000 năm trước đây

a) Văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn

b) Văn hóa Núi Đọ

c) Văn hóa Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai

A. 1-c; 2-b; 3-a

B. 1-b; 2-a; 3-c

C. 1-a; 2-b; 3-c  

D. 1-b; 2-c; 3-a

Phương pháp: Xem lại mục 1. Những dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam, mục 2. Sự hình thành và phát triển của Công xã thị tộc và mục 3. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước

Chọn: B

10. Hãy ghép nền văn hóa ở cột bên trái với công cụ sản xuất ở cột bên phải cho phù hợp

Nền văn hóa

Công cụ lao động

1. Văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn

2. Văn hóa Núi Đọ

3. Văn hóa Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai

a) Rìu đá ghè đẽo thô sơ

b) Rìu đá được ghè đẽo nhiều hơn, đá được mài ở lưỡi, đồ gốm

c) Cuốc đá, công cụ bằng đồng

A. 1-c; 2-b; 3-a  

B. 1-b; 2-a; 3-c 

C. 1-a; 2-b; 3-c

D. 1-b; 2-c; 3-a

Phương pháp: Xem lại mục 1. Những dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam, mục 2. Sự hình thành và phát triển của Công xã thị tộc và mục 3. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước

Chọn: B

11. Hãy ghép nội dung ở cột bên trái với cột bên phải sao cho phù hợp về hoạt động kinh tế của người nguyên thủy trên đất nước ta.

1. Cư dân Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai

2. Cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn

3. Cư dân Núi Đọ

a) Săn bắt, hái lượm là nguồn sống chính.

b) Săn bắt, hái lượm, trồng rau, củ, cây ăn quả (nông nghiệp sơ khai)

c) Trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

A. 1-c; 2-b; 3-a

B. 1-b; 2-a; 3-c

C. 1-a; 2-b; 3-c

D. 1-b; 2-c; 3-a

Phương pháp: Xem lại mục 1. Những dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam, mục 2. Sự hình thành và phát triển của Công xã thị tộc và mục 3. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước

Chọn: A

Bài giải tiếp theo
Bài 2 trang 58 SBT sử 10
Bài 3 trang 58 SBT Sử 10
Bài 4 trang 59 SBT Sử 10
Bài 5 trang 59 SBT Sử 10
Bài 6 trang 59 SBT Sử 10
Bài 7 trang 60 SBT sử 10
Bài 8 trang 60 SBT sử 10
Bài 9 trang 60 SBT sử 10

Video liên quan



Từ khóa