Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Lịch sử 6

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Lịch sử 6


Đề bài

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nhà Hán chiếm Âu Lạc vào năm:

A. Năm 111 TCN.

B. Năm 112 TCN.

C. Năm 113 TCN.

D. Năm 114 TCN.

Câu 2. Nhà Hán chia Âu Lạc làm:

A. Hai quận.                   B. Ba quận.

C. Bốn quận.                  D. Năm quận.

Câu 3. Các nhà sử học gọi "vải Giao Chỉ" là chỉ đặc sản gì của miền đất Âu Lạc cũ:

A. Vải tơ chuối.              B. Vải bông.

C. Vải gai.                      D. Vải tơ.

Câu 4. Từ xa xưa cho đến thế kỉ X, lịch sử nước ta trải qua những thời kì:

A. Thời nguyên thuỷ, thời dựng nước và bảo vệ đất nước.

B. Thời nguyên thuỷ, thời dựng nước, thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.

C. Thời nguyên thuỷ, thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.

D. Thời nguyên thuỷ, thời giữ nước và thời Bắc thuộc.

Câu 5. Thời kì dựng nước đầu tiên vào:

A. Thế kỉ IV TCN.

B. Thế kỉ V TCN.

C. Thế kỉ VI TCN.

D. Thế kỉ VII TCN.

Câu 6. Nước ta đầu tiên có tên gọi là:

A. Văn Lang.              B. Âu Lạc.

C. Vạn Xuân.             D. Đại Việt.

Câu 7. Vị vua đầu tiên của nước ta có tên là:

A. An Dương Vương.

B. Hùng Vương.

C. Trưng Vương.

D. Triệu Việt Vương.

Câu 8. Nước Văn Lang được thành lập vào thời gian:

A. Thế kỉ V TCN.

B. Thế kỉ VI TCN.

C. Thế kỉ VII TCN.

D. Thế kỉ VIII TCN.

Câu 9. Nước Âu Lạc của An Dương Vương thành lập:

A. Vào năm 206 TCN.

B. Vào năm 207 TCN.

C. Vào năm 208 TCN.

D. Vào năm 209 TCN.

Câu 10. Nước Âu Lạc bị quân Triệu Đà xâm chiếm vào năm:

A. Năm 176 TCN.

B. Năm 177 TCN.

C. Năm 178 TCN.

D. Năm 179 TCN.

Câu 11. Nước Lâm Ấp thành lập vào:

A. Khoảng năm 191-192.

B. Khoảng năm 192 - 193.

C. Khoảng năm 193 - 194.

D. Khoảng năm 194 - 195.

Câu 12. Nước Vạn Xuân thành lập vào:

A. Năm 544.              B. Năm 545.

C. Năm 546.              D. Năm 547.

Câu 13. Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ:

A. Vào năm 678.

B. Vào năm 679.

C. Vào năm 680.

A. Vào năm 682.

Câu 14. Khúc Thừa Dụ khởi nghĩa giành quyền tự chủ vào năm:

A. Năm 904.                B. Năm 905.

C. Năm 906.                D Năm 907.

Câu 15. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra:

A. Năm 40                B. Năm 41.

C. Năm 42.               D. Năm 43.

Câu 16. Khởi nghĩa bà Triệu nổ ra:

A. Năm 246.                B. Năm 247.

C. Năm 248.                D. Năm 249.

Câu 17. Khởi nghĩa Lý Bí nổ ra:

A. Năm 544.                B. Năm 545.

C. Năm 546.                D. Năm 547.

Câu 18. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan nổ ra:

A. Năm 720.                B. Năm 721.

C. Năm 722.                D. Năm 723.

Câu 19. Khởi nghĩa Phùng Hưng nổ ra:

A. Năm 776 – 780.

B. Năm 776 – 781.

C. Năm 776 – 790. 

D. Năm 776 – 791.

Câu 20. Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng lịch sử khẳng định nền độc lập hoàn toàn của đất nước vào:

A. Năm 936.                B. Năm 937.

C. Năm 938.                D. Năm 939.

Câu 21. Thời dựng nước đầu tiên đã để lại cho chúng ta:

A. Tổ quốc.

B. Thuật luyện kim, nghề trồng lúa, nghề chăn nuôi, các phong tục tập quán.

C. Bài học chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập - bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước.

D. Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 22. Điều kiện để hình thành nhà nước Văn Lang là:

A. Xã hội có sự phân chia kẻ giàu người nghèo.

B. Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, làng xã được mở rộng.

C. Bảo vệ sản xuất, mở rộng giao lưu và tự vệ.

D. Cả ba điều kiện trên.

Câu 23. Nhà nước Văn Lang được tổ chức:

A. Đơn giản.                B. Phức tạp.

C. Khá quy cũ.             D. Khá chặt chẽ.

Câu 24. Thời Văn Lang, nhà nước đã có luật pháp và quân đội chưa?

A. Nhà nước đã có pháp luật và quân đội.

B. Nhà nước chưa có luật pháp và quân đội.

C. Nhà nước đã có pháp luật, chưa có quân đội.

D. Nhà nước chưa có pháp luật, đã có quân đội.

Câu 25. “........... hô một tiếng mà các quận Giao Chỉ, Cửu Châu, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng nghiệp bá vương”. Đoạn trích trên đây nhà sử học Lê Văn Hưu (thế kỉ XVIII) nói về nhân vật lịch sử:

A. Trưng Trắc, Trưng Nhị.

B. Bà Triệu.

C. Lý Bí.

D. Triệu Quang Phục.

Câu 26. Chọn từ thích hợp để điền vào ô trống đoạn trích dưới đây. “Bốn phương……… lừng uy đức. Trăm trận Lý Đường phục võ công. Cổng vải từ nay Đường phải dứt. Dân nước đời đời hưởng phúc chung”?

A. Dạ Trạch Vương.

B. Mai Đế.

C. Lý Nam Đế.

D. Ngô Vương.

Câu 27. Chọn từ thích hợp để điền vào ô trống đoạn trích dưới đây:

“.......... có thể lấy quân mới nhóm họp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương làm cho người phương Bắc không dám sang nữa. Có thể bảo là một cơn giận mà yên được dân, mưu cũng giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu nhưng mà chính thống của nước Việt ngõ hầu đã nối lại được”?

A. Trưng Vương.

B. An Dương Vương,

C. Dạ Trạch Vương.

D. Tiền Ngô Vương.

Câu 28. Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta:

A. Lòng yêu nước.

B. Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.

C. Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.

D. Cả ba câu trên đúng.

Câu 29. Sự kiện nào khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập cho Tổ quốc?

A. Trưng Trắc xưng vương.

B. Lý Bí xưng đế.

C. Khúc Thừa Dụ dựng lại quyền tự chủ.

D. Chiến thẳng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền.

Câu 30. Kháng chiến chống xâm lược Tần vào:

A. Năm 214 - 208 TCN.

B. Năm 204 - 208 TCN.

C. Năm 224 - 208 TCN.

D. Năm 244 - 208 TCN .

Câu 31. Nước ta từ năm 179 TCN cho đến đầu thế kỉ X bị các triều đại phương Bắc đô hộ đó là:

A. Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tuỳ, Đường.

B. Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tuỳ, Đường.

C. Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lứơng, Tuỳ.

D. Triệu, Tần, Hán, Ngô, Lương, Đường.

Câu 32. Giai đoạn lịch sử nước ta từ 179 TCN đến đầu thế kỉ X là:

A. Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta.

B. Thời kì dân tộc ta chống lại sự đồng hoá của các triều đại phong kiến phương Bắc.

C. Thời kì chống lại sự đô hộ của phong kiến phương Bắc.

D. Thời kì hơn một ngàn năm chống phong kiến phương Bắc.

Câu 33. Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ vào:

A. Năm 677                B. Năm 678

C. Năm 679                D. Năm 680

Câu 34. Hãy nối thời gian ở cột A và sự kiện ở cột B cho đúng.

A

B

1. Thế kỉ VII TCN.

A. Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.

2. Năm 207 TCN.

B. Triệu Quang Phục giành lại độc lập.

3. Năm 179 TCN.

C. Nước Vạn Xuân được thành lập.

4. Năm 192 - 193.

D. Nước Lâm Ấp thành lập.

5. Năm 544.

E. Nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược.

6. Năm 550.

G. Nước Âu Lạc của An Dương Vương thành lập.

7. Năm 679.

H. Nước Văn Lang thành lập.

Lời giải chi tiết

1 - A

2 - B

3 - A

4 - B

5 - D

6 - A

7 - B

8 - C

9 - B

10 - D

11 - B

12 - A

13 - B

14 - B

15 - A

16 - C

17 - A

18 - C

19 - D

20 - C

21 - D

22 - D

23 - A

24 - B

25 - A

26 - B

27 - D

28 - D

29 - D

30 – A

31 - A

32 - A

33 - C

 

 

Câu 34:  1 – h; 2 – g; 3 – e; 4 – d; 5 – c; 6 – b; 7 - a

Bài giải tiếp theo
Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Lịch sử 6
Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Lịch sử 6
Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Lịch sử 6
Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Lịch sử 6
Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Lịch sử 6
Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Lịch sử 6