Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 6 – Chương 5 – Hóa học 9

Đáp án và lời giải chi tiết đề thi kiểm tra 15 phút – Đề số 6 – Chương 5 – Hóa học 9


Đề bài

Câu 1 (1 điểm): Tính axit của axit axetic (CH3 – COOH) được xác định bởi

A.nhóm – OH            

B.Nhóm 

C.nhóm CH3

D.nhóm 

Câu 2 (1 điểm): Số công thức cấu tạo mạch hở (không viết các công thức cấu tạo trong đó có liên kết O – O) ứng với công thức phân tử C2H4O2 là:

A.2                                          B.3

C.4                                          D.5

Câu 3 (1 điểm): Ở điệu kiện thường axit axetic là một chất:

A.rắn, tan vô hạn trong nước, vị chua.

B.lỏng, vị chua, không tan trong nước.

C.khí, có khả năng làm quỳ tím hóa đỏ.

D.lỏng, vị chua, tan vô hạn trong nước, không màu.

Câu 4 (1 điểm): Biết rằng axit axetic sôi ở 1180C, khi nung dung dịch axit axetic trong nước thì độ chua của dung dịch

A.tăng lên                              

B.giảm xuống

C.không đổi                           

D.không xác định được.

Câu 5 (1 điểm): Để phân biệt dung dịch rượu 900 và dung dịch axit axetic người ta không dùng

A.natri                                     B.nhôm

C.dung dịch Na2CO3              D.CaCO3

Câu 6 (1 điểm): Thể tích khí H2 bay ra (đktc) khi cho 100ml dung dịch CH3COOH 1M tác dụng với 1 lượng dư magie là

A.2,24 lít                                 B.1,12 lít

C.3,36 lít                                 D.5,6 lít

Câu 7 (1 điểm): Số phản ứng có thể xảy ra khi trộn từng cặp chất sau: C2H5OH, CH3COOH, NaOH, Na, H2O là

A.5                                          B.4

C.6                                          D.7

Câu 8 (2 điểm): Thể tích dung dịch NaOH 1M cần dùng để trung hòa 40ml dung dịch CH3COOH 1M là

A.20ml                                    B.10ml

C.60ml                                    D.40ml

Lời giải chi tiết

1.Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

B

D

A

A

B

A

D

2.Lời giải

Câu 1: (D)

Nhóm tạo ra tính axit – COOH

Câu 2: (B)

CH3 – COOH; CH3 – O – CHO; CH2OH – CHO

Câu 3: (D)

CH3 – COOH là chất lỏng, vị chua, tan vô hạn trong nước, không màu.

Câu 4: (A)

Khi nung dung dịch axit axetic trong nước thì CH3 – COOH thoát ra sau H2O nên nồng độ axit axetic tăng lên.

Câu 5: (A)

Natri tác dụng với dung dịch rượu 900 và dung dịch axit axetic.

Câu 6: (B)

\(\eqalign{  & 2C{H_3}COOH + Mg \to {(C{H_3}COO)_2}Mg + {H_2}  \cr  & {n_{{H_2}}} = {{0,1} \over 2} = 0,05mol \cr&\Rightarrow {V_{{H_2}}} = 0,05.22,4 = 1,12lit(dktc) \cr} \)

Câu 7: (A)

C2H5OH tác dụng với CH3COOH và Na

CH3COOH tác dụng với NaOH và Na

Na tác dụng với H2O.

Câu 8: (D)

\(\eqalign{  & C{H_3}COOH + NaOH \to C{H_3}COONa + {H_2}O  \cr  & {n_{{C_n}{H_{2n + 1}}COOH}} = {n_{NaOH}} = 0,04mol\cr& \Rightarrow {V_{ddNaOH}} = 0,04\;l\,=\,40ml \cr} \)