Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 11

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Vật lí 11


Đề bài

Câu 1: Kim nam châm thử có kích thước nhỏ là vì:

A. Khó chế tạo được kim nam châm thử có kích thước lớn.

B. Có kích thước lớn sẽ khó đặt được trên giá.

C. Kích thước lớn sẽ khó quay hơn nên sẽ kém nhạy hơn.

D. Kích thước nhỏ để không che mất những hình ảnh khác.

Câu 2: Từ trường xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?

A. Xung quanh một dây dẫn bằng kim loại.

B. Xung quanh một vật tích điện.

C. Xung quanh một điện tích.

D. Xung quanh một điện tích chuyển động.

Câu 3: Dựa vào hiện tượng nào người ta xác định phương của vectơ cảm ứng từ?

A. Sự định hướng của nam châm thử trong từ trường.

B. Sự định hướng của dòng điện thử trong từ trường.

C. Sự định hướng của điện tích thử trong từ trường.

D. Hướng của hạt mang điện chuyển động trong từ trường.

Câu 4: Chọn phát biểu đúng.

A. Nam châm đứng yên sinh ra từ trường.

B. Nam châm chuyển động không sinh ra từ trường.

C. Nam châm tác dụng lực từ lên dòng điện nhưng dòng điện không tác dụng lực từ lên nam châm.

D. Đường sức từ của nam châm là đường cong không kín, xuất phát từ cực Bắc và kết thúc ở cực Nam.

Câu 5: Chọn phát biểu đúng.

Một đoạn dây dài l có dòng điện không đổi I đặt trong từ trường đều \(\overrightarrow B \) thì lực từ tác dụng lên đoạn dây này có độ lớn bằng 0,5BIl. Đoạn dây và \(\overrightarrow B \) hợp với nhau một góc

A. 900.                         B. 450.

C. 600.                         D. 300.

Câu 6: Từ trường tại tâm ống dây có độ lớn là B. Bán kính ống dây là R. Từ trường cách tâm ống dây một khoảng \(\dfrac{R}{2}\) có độ lớn là bao nhiêu?

A. 4B.                         B. 2B.

C. B.                            D. \(\dfrac{B}{2}.\)

Câu 7: Một dây dẫn thẳng dài (∆) đặt trong mặt phẳng (P). Hai điểm M và N thuộc mặt phẳng (P) đối xứng với nhau qua (∆). Vectơ cảm ứng từ tại hai điểm M và N do dòng điện không đổi qua (∆) tạo ra

A. vuông góc nhau.

B. cùng chiều nhau.

C. ngược chiều nhau.

D. có độ lớn khác nhau.

Câu 8: Một thanh kim loại mảnh, nhẹ AB có dòng điện I chạy qua được treo nằm ngang, sau đó được đặt vào trong một từ trường đều B như hình II.24. Dưới tác dụng của lực từ, thanh AB dịch chuyển

 

A. lên phía trên.          B. sang bên trái.

C. sang bên phải.         D. xuống phía dưới.

Câu 9: Một thanh kim loại mảnh, nhẹ AB = 5 cm có dòng điện I = 2 A chạy qua được treo nằm ngang, sau đó được đặt vào trong một từ trường đều B = 0,2 T như hình II.25, cho g = 10 m/s2. Để thanh AB nằm cân bằng tại vị trí ban đầu phải treo vào thanh một quả nặng có khối lượng:

 

A. 0,2 g.          B. 2 g.

C. 0,02 g.        D. 4 g.

Câu 10: Cấu tạo của động cơ điện một chiều không có bộ phận nào dưới đây?

A. Một nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu để tạo ra từ trường.

B. Một khung dây dẫn cứng có nhiều vòng dây.

C. Hai vành khuyên gắn chặt vào hai đầu khung dây.

D. Hai chổi quét trượt trên bán khuyên để đưa dòng điện vào khung dây.

Câu 11: Chọn câu đúng.

Khi êlectron bay vào vùng từ trường đều theo hướng song song với các đường sức từ thì

A. hướng chuyển động của êlectron bị thay đổi.

B.hướng chuyển động của êlectron không bị thay đổi.

C. giá trị vận tốc của êlectron bị thay đổi.

D. êlectron chuyển động trong từ trường theo quỹ đạo tròn.

Câu 12: Hai dây dẫn thẳng dài (a), (b) đặt song song cách nhau 5 cm có dòng điện \({I_1}\, = \,{I_2}\, = \,2A\) ngược chiều đi qua. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây (a) khoảng r1 = 3 cm, cách dây (b) khoảng r2 = 4 cm có độ lớn:

A. BM = 0,166.10-5 T.

B. BM = 1,15.10-5 T.

C. BM = 1,66.10-5 T.

D. BM = 1,15.10-10 T.

Câu 13: Chọn câu sai khi nói về đường sức từ của từ trường.

Đường sức từ của từ trường gây ra bởi

A. dòng điện thẳng, trong mặt phẳng vuông góc với dòng điện là những đường tròn.

B. dòng điện tròn tại tâm của dòng điện là đường thẳng.

C. dòng điện tròn tại những điểm không đi qua tâm dòng điện là những đường cong kín.

D. dòng điện trong ống dây đi ra từ cực Nam, đi vào từ cực Bắc của ống dây đó.

Câu 14: Một ống dây dài 0,5 m gồm 200 vòng dây dẫn. Ống dây có dòng điện \(\dfrac{{10}}{\pi }\,A\) chạy qua. Cảm ứng từ ở trong ống dây do dòng điện này tạo ra là:

A. 8.10-5 T.                  B. 16.10-5 T.

C. 8.10-4 T.                  D. 16.10-4 T.

Câu 15: Êlectron bay vào từ trường đều với vận tốc v = 4.105 m/s theo hướng vuông góc với các đường sức từ. Biết bán kính quỹ đạo của êlectron là R = 22,75 mm. Tìm độ lớn cảm ứng từ B của từ trường. Cho độ lớn điện tích và khối lượng của êlectron e = 1,6.10-19 C; me = 9,1.10-31 kg.

A. 10-4 T.                     B. 10-5 T.

C. 10-6 T.                     D. 10-7 T.

Câu 16: Chọn câu sai khi nói về chất sắt từ.

Ống dây có lõi thép mang dòng điện và sau đó ngắt dòng điện.

A. Từ tính của thép vẫn còn giữ được khá lâu.

B. Thanh thép trở thành một nam châm vĩnh cửu.

C. Thép là chất sắt từ cứng.

D. Nếu thay lõi thép bằng lõi sắt thì từ tính của sắt vẫn còn giữ được khá lâu như thép.

Câu 17: Hình II.26 nào sau đây biểu diễn đúng chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường?

 

Câu 18: Từ thông qua diện tích S là đại lượng

A. \(\phi \, = \,BS\tan \alpha \) với α là góc hợp bởi \(\overrightarrow B \) và S.

B. \(\phi \, = \,BS\cos \alpha \) với α là góc hợp bởi \(\overrightarrow B \) và S.

C. \(\phi \, = \,BS\sin \alpha \) với α là góc hợp bởi \(\overrightarrow B \) và pháp tuyến của S.

D. \(\phi \, = \,BS\cos \alpha \) với α là góc hợp bởi \(\overrightarrow B \) và pháp tuyến của S.

Câu 19: Một khung dây dẫn hình chữ nhật di chuyển từ ngoài vào trong, dọc theo trục ống dây có dòng điện. Từ thông qua khung dây sẽ biến đổi theo thời gian như thế nào? Chọn hình vẽ đúng.

 

Câu 20: Một khung dây dẫn diện tích S đặt vuông góc với đường sức từ của từ trường đều có cảm ứng từ B. Trong 0,5s cảm ứng từ giảm còn một nửa. Suất điện động cảm ứng trong khung có độ lớn là:

A. \({e_c}\, = \,BS.\)                B. \({e_c}\, = \,B\dfrac{S}{2}.\)

C. \({e_c}\, = \,2BS.\)              D. \({e_c}\, = \,4BS.\)

Câu 21: Một đoạn dây dẫn đang chuyển động thẳng đều theo phương vuông góc với đường sức từ của từ trường đều thì vận tốc của nó đổi hướng một góc 450. Độ lớn suất điện động cảm ứng trong đoạn dây thay đổi như thế nào?

A. Tăng lên 2 lần.

B. Tăng lên \(\sqrt 2 \) lần.

C. Giảm đi 2 lần.

D. Giảm đi \(\sqrt 2 \) lần.

Câu 22: Một dòng điện 10 A chạy qua một ống dây tạo ra một năng lượng từ trường bên trong ống dây là 0,1 J. Hệ số tự cảm của ống dây là:

A. L = 10-3 H.             B. L = 2.10-3 H.

C. L = 0,5.10-3 H.        D. L = 0,5.10-2 H.

Câu 23: Một thanh dẫn điện dài 50 cm chuyển động trong từ trường đều, vectơ vận tốc \(\overrightarrow v \) vuông góc với thanh v = 2 m/s, vectơ \(\overrightarrow B \) cũng vuông góc với thanh và hợp với \(\overrightarrow v \) một góc \(\alpha \, = \,{30^0}.\) Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong thanh có độ lớn 0,2 V. Cảm ứng từ của từ trường là

A. B = 0,25 T.             B. B = 2,5 T.

C. B = 10 T.                D. B = 0,4 T.

Câu 24: Một thanh dẫn điện MN dài 80 cm chuyển động tịnh tiến đều trong từ trường đều. Vectơ \(\overrightarrow v \) vuông góc với thanh v = 0,5 m/s. Vectơ \(\overrightarrow B \) vuông góc với thanh và hợp với \(\overrightarrow v \) một góc \(\alpha \, = \,{30^0}.\) Cho biết B = 0,06 T. Nối hai đầu thanh với điện trở R = 5 Ω thì cường độ dòng điện qua thanh là

A. I = 0,06 A.             B. I = 2,4 mA.

C. I = 0,24 mA.           D. I = 24 mA.

Câu 25: Chọn phát biểu đúng về các quy tắc đã gặp trong phần từ trường.

A. Xác định chiều của từ trường của dòng điện thẳng bằng quy tắc nắm tay phải.

B. Xác định chiều của lực từ mà từ trường tác dụng lên dòng điện bằng quy tắc bàn tay phải.

C. Xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong đoạn dây dẫn chuyển động cắt ngang các đường sức từ bằng quy tắc bàn tay phải.

D. Xác định chiều của lực Lo-ren-xơ mà từ trường tác dụng lên các hạt điện tích chuyển động bằng quy tắc bàn tay phải.

Câu 26: Từ thông \(\phi \) qua một khung dây biến đổi theo thời gian được diễn tả bằng đồ thụ như hình II.28. Trong các đồ thị biểu diễn sự biến đổi của suất điện động cảm ứng dưới đây, đồ thị nào đúng?

 

 

 

Câu 27:  Chọn câu đúng.

Một khung dây hình vuông mỗi cạnh 10 cm được đặt vuông góc với từ trường có cảm ứng từ 0,08 T. Nếu từ trường giảm đều đến 0 trong thời gian 0,2 giây thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong thời gian trên bằng:

A. 4 mV.                     B. 0,5 mV.

C. 8 V.                                    D. 0,04 mV.

Câu 28: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của từ thông?

A. Wb.                                    B. Tm2.

C. \(\dfrac{{Nm}}{A}.\)                     D. NmA.

Câu 29: Thả một nam châm rơi tự do qua một vòng dây. Suất điện động cảm ứng khi nam châm vừa chạm mặt phẳng vòng dây và suất điện động cảm ứng khi nam châm vừa đi qua hết mặt phẳng vòng dây có gì khác nhau?

A. Suất điện động cảm ứng lúc đi vào lớn hơn.

B. Suất điện động cảm ứng lúc đi ra lớn hơn.

C. Hai suất điện động cảm ứng có độ lớn bằng nhau.

D. Không so sánh được vì chiều đường sức ở hai cực khác nhau.

Câu 30: Trong một đoạn dây dẫn sẽ có suất điện động cảm ứng nếu

A. đặt dây dẫn đó trong một từ trường không đổi.

B. đặt đoạn dây đó vuông góc với một dây dẫn có dòng điện không đổi chạy qua.

C. cho đoạn dây đó chuyển động song song với các đường sức từ.

D. cho đoạn dây đó chuyển động cắt các đường sức từ.

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

D

D

A

A

D

6

7

8

9

10

B

C

A

B

C

11

12

13

14

15

B

C

D

D

A

16

17

18

19

20

D

A

D

B

A

21

22

23

24

25

D

B

D

B

A

26

27

28

29

30

C

A

D

B

D

Câu 1: D.

Câu 2: D.

Câu 3: A.

Câu 4: A.

Câu 5: D. \(F\, = \,BIl\sin \alpha  = 0,5BIl \)

\(\Rightarrow \sin \alpha  = 0,5 \Rightarrow \alpha  = {30^0}.\)

Câu 6: B. Từ trường trong lòng ống dây là từ trường đều.

Câu 7: C. Áp dụng quy tắc bàn tay phải.

Câu 8: A. Áp dụng quy tắc ban tay trái.

Câu 9: B. Để thanh AB nằm cân bằng tại vị trí ban đầu thì trọng lực của quả nặng phải cân bằng với lực từ tác dụng lên thanh.

\(P\, = \,F\, \Rightarrow mg = BIl\sin \alpha \)

\(\Rightarrow \dfrac{{BIl\sin \alpha }}{g} = \dfrac{{0,2.2.0,05.1}}{{10}} \)\(\,= {2.10^{ - 3}}\,kg = 2\,g.\)

Câu 10: C.

Câu 11: B.

Câu 12: C. Tại M có \({\overrightarrow B _1},\,{\overrightarrow B _2}\) do I1, I2 gây ra, có chiều xác định bằng quy tắc nắm tay phải và biểu diễn trên hình II.17G

\(\begin{array}{l}{\overrightarrow B _M} = {\overrightarrow B _1} + {\overrightarrow B _2}\\ + \,{B_1} = {2.10^{ - 7}}.\dfrac{{{I_1}}}{{{r_1}}} = {2.10^{ - 7}}.\dfrac{2}{{0,03}} = \dfrac{4}{3}{.10^{ - 5}}T.\\ + \,{B_2} = {2.10^{ - 7}}.\dfrac{{{I_2}}}{{{r_2}}} = {2.10^{ - 7}}.\dfrac{2}{{0,04}} = {10^{ - 5}}T.\end{array}\)

Ta có \({B_M} = \sqrt {B_1^2 + B_2^2}  = 1,{66.10^{ - 5}}\,T.\)

 

Câu 13: D.

Câu 14: D.

\(B\, = \,4\pi {.10^{ - 7}}.\dfrac{{NI}}{l} \)\(\,= 4\pi {.10^{ - 7}}.\dfrac{{200}}{{0,5}}.\dfrac{{10}}{\pi } = {16.10^{ - 4}}\,T.\)

Câu 15: A. Do lực Lo-ren-xơ \(\overrightarrow f  \bot \overrightarrow v \) nên điện tích chuyển động tròn đều, lực Lo-ren-xơ đóng vai trò lực hướng tâm.

\(\begin{array}{l} {F_{ht}} \Rightarrow \left| q \right|vB\sin \alpha  = \dfrac{{m{v^2}}}{R}\\ \Rightarrow \left| q \right|B\sin \alpha  = \dfrac{{mv}}{R}\\B = \dfrac{{mv}}{{R\left| q \right|\sin \alpha }} = \dfrac{{9,{{1.10}^{ - 31}}{{.4.10}^5}}}{{22,{{75.10}^{ - 3}}.1,{{6.10}^{ - 19}}}} = {10^{ - 4}}\,T.\end{array}\)

Câu 16: D.

Câu 17: A. Áp dụng quy tắc bàn tay trái.

Câu 18: D.

Câu 19: B. Ban đầu khung dây lại gần ống dây thì B tăng lên \(\phi \) tăng.

Sau khi một đầu ống dây xuyên qua khung dây và khung tiếp tục chuyển động dọc theo khung dây thì B không đổi nên \(\phi \) không đổi.

Câu 20: A.

\({e_c} =  - \dfrac{{\Delta \phi }}{{\Delta t}} =  - S.cos\alpha \dfrac{{\Delta B}}{{\Delta t}} = BS.\)

Câu 21: D. \(\left| {{e_c}} \right| = Bv\sin {90^0} = Bvl\)

\(\left| {e_c'} \right| = Bvl\sin {45^0} = Bvl\dfrac{1}{{\sqrt 2 }} \Rightarrow \) suất điện động cảm ứng giảm đi \(\sqrt 2 \) lần.

Câu 22: B.

\({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}L{i^2}\)\( \Rightarrow L = \dfrac{{2W}}{{{i^2}}} = \dfrac{{2.0,1}}{{{{10}^2}}} = {2.10^{ - 3}}\,H.\)

Câu 23: D.

\(\left| {{e_c}} \right| = Bvl\sin \theta  \Rightarrow B = \dfrac{{\left| {{e_c}} \right|}}{{vl\sin \theta }} \)\(\,= \dfrac{{0,2}}{{2.0,5.\sin {{30}^0}}} = 0,4\,T.\)

Câu 24: B.

\(\begin{array}{l}\left| {{e_c}} \right| = Bvl\sin \theta  = 0,06.0,5.0,8.\sin {30^0} = 0,012\,V.\\I\, = \,\dfrac{{\left| {{e_c}} \right|}}{R} = \dfrac{{0,012}}{5} = 2,{4.10^{ - 3}}A = 2,4\,mA.\end{array}\)

Câu 25: A.

Câu 26: C.

+ Từ 0 đến 0,05s: \(\Delta \phi  = 0,1\,{\rm{W}}b \)\(\Rightarrow \,{e_c} =  - \dfrac{{\Delta \phi }}{{\Delta t}} =  - \dfrac{{0,1}}{{0,05}} =  - 2\,V.\)

+ Từ 0,05s đến 0,1s: \(\Delta \phi  =  - 0,1\,{\rm{W}}b\)\(\, \Rightarrow \,{e_c} =  - \dfrac{{\Delta \phi }}{{\Delta t}} =  - \dfrac{{ - 0,1}}{{0,05}} = 2\,V.\)

Các giai đoạn sau lặp lại tương tự.

Câu 27: A.

\({e_c} =  - \dfrac{{\Delta \phi }}{{\Delta t}} =  - Scos\alpha \dfrac{{\Delta B}}{{\Delta t}} \)\(\,=  - {10^2}{.10^{ - 4}}.1.\dfrac{{0 - 0,08}}{{0,2}} = {4.10^{ - 3}}\,V = 4\,mV\)

Câu 28: D.

Câu 29: B. Lúc đi vào và đi ra có độ lớn \(\Delta \phi \) như nhau nhưng do nam châm rơi nhanh dần nên lúc đi ra ∆t nhỏ hơn lúc đi vào \( \Rightarrow \left| {{e_c}} \right| = \left| { - \dfrac{{\Delta \phi }}{{\Delta t}}} \right|\) lúc đi ra lớn hơn.

Câu 30: D.