Bài 5: Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100


Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lý thuyết cần nhớ

Ví dụ: 34 - 5 = ?

- 4 không trừ được 5, lấy 14 trừ 5 bằng 9, viết 9, nhớ 1

- 3 trừ 1 bằng 2, viết 2

Vậy, 34 -5 = 29

Ví dụ 54 - 25 = ?

- 4 không trừ được 5, lấy 14 trừ 5 bằng 9, viết 9, nhớ 1.

- 2 thêm 1 bằng 3, 5 trừ 3 bằng 2, viết 2

Vậy, 54 - 25 = 29

1.2. Các dạng bài tập

Dạng 1: Đặt tính rồi tính

- Đặt tính thẳng hàng.

- Thực hiện phép trừ lần lượt từ phải sang trái, khi hàng đơn vị của số bị trừ không đủ để trừ thì em cần thực hiện phép trừ có nhớ.

Dạng 2: Điền số còn thiếu vào bảng/sơ đồ

- Lần lượt thực hiện các phép toán theo thứ tự trong sơ đồ cho trước.

- Điền kết quả vào ô trống tương ứng.

Dạng 3: Toán đố

- Đọc và phân tích đề

- Tìm cách giải của bài toán: Chú ý bài toán có các từ khóa “còn lại“; “bớt đi“, "mất"... thì thường sử dụng phép tính trừ để tìm lời giải.

- Trình bày bài toán.

- Kiểm tra lại lời giải và kết quả em vừa tìm được.

Bài tập minh họa

Câu 1: Đặt tính rồi tính:

a) 44 - 25

b) 58 - 39

Hướng dẫn giải

a) 

Vây, 44 - 25 = 19

b) 

Vậy, 58 - 39 = 19

Câu 2: Điền số thích hợp vào chỗ trống

Hướng dẫn giải

48 - 8 = 40

40 - 13 = 27 

Vậy các số lần lượt cần điền là:  40 và 27

Câu 3: Sóc Nâu nhặt được 85 hạt dẻ. Sóc Nâu cho mẹ 78 hạt dẻ. Vậy Sóc Nâu cón lại bao nhiêu hạt dẻ?

Hướng dẫn giải

Số hạt dẻ Sóc Nâu còn lại là:

85 - 78 = 7 (hạt dẻ)

Đáp số: 7 hạt dẻ

Luyện tập

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

  • Hệ thống lại kiến thức một cách dễ dàng hơn
  • Nhận biết các phép trừ có nhớ
  • Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập liên quan đến phép trừ có nhớ trong phạm vi 100

Bài học tiếp theo

Bài 6: Em làm được những gì?
Bài 7: Thu thập, phân loại, kiểm đếm
Bài 8: Biểu đồ tranh
Bài 9: Có thể, chắc chắn, không thể?
Bài 10: Ngày, giờ
Bài 11: Ngày, tháng
Bài 12: Em làm được những gì?

Bài học bổ sung