Bài 3: Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau


Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lý thuyết cần nhớ

- Biết so sánh số lượng, sử dụng từ “bằng” và  dấu “ =” để so sánh các số.

- Nhận biết được khái niệm nhiều hơn, ít hơn, hơn, kém thông qua hình ảnh và các đồ vật.

- Cách so sánh 1-1 giữa hai đại lượng để xác định đại lượng nhiều hơn, ít hơn.

1.2. Các dạng toán

Dạng 1: Xác định đại lượng bằng nhau.

- Khi so sánh, với mỗi đại lượng thứ nhất thì tương ứng với một đại lượng thứ hai.

- Nếu hai đại lượng đó không thừa, không thiếu thì chúng bằng nhau.

Dạng 2: Xác định đại lượng nhiều hơn.

- Khi so sánh, với mỗi đại lượng thứ nhất thì tương ứng với một đại lượng thứ hai.

- Nếu đại lượng nào còn thừa ra thì ta nói đại lượng đó nhiều hơn.

Dạng 3: Xác định đại lượng ít hơn.

- Khi so sánh, với mỗi đại lượng thứ nhất thì tương ứng với một đại lượng thứ hai.

- Nếu đại lượng nào bị thiếu (không đủ) thì ta nói đại lượng đó ít hơn.

Bài tập minh họa

Câu 1: Em hãy cho biết hình tròn với hình vuông cho dưới đây, hình nào nhiều hơn?

Hướng dẫn giải

Ta thấy số hình vuông nhiều hơn số hình tròn.

Câu 2: Em hãy cho biết hình tròn với hình vuông cho dưới đây, hình nào ít hơn? 

Hướng dẫn giải

Ta thấy số hình vuông ít hơn số hình tròn.

Câu 3: Bụi hoa bên nào nhiều bướm hơn?

Hướng dẫn giải

Bụi hoa bên trái có nhiều bướm hơn bụi hoa bên trái

Luyện tập

Qua bài học này, các em cần nắm được 1 số nội dung chính quan trọng như sau:

- Biết so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật .

- Biết sử dụng các từ "Bằng nhau" - “Nhiều hơn” – “Ít hơn” để so sánh các nhóm đồ vật

Bài học tiếp theo

Bài 4: So sánh số
Bài 5: Mấy và mấy
Bài 6: Luyện tập chung

Bài học bổ sung