Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hồ Xuân Hương

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 10 Tháng chín, 2020

Nhà thơ Hồ Xuân Hương

TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà thơ Hồ Xuân Hương để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.

Tóm tắt lý lịch Hồ Xuân Hương

Nhà thơ Hồ Xuân Hương sinh ngày ?-?-1772 tại Tỉnh Nghệ An, nước Việt Nam. Bà sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Bà sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) rồng (Nhâm Thìn 1772). Hồ Xuân Hương xếp hạng nổi tiếng thứ 1607 trên thế giới và thứ 2 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng.

Tiểu sử nhà thơ Hồ Xuân Hương

Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nôm nổi tiếng của văn học Việt Nam thời trung đại, bà được mệnh danh là "Bà chúa thơ nôm". Cho đến nay, chưa có một tài liệu nào ghi chép chính xác thân thế, lai lịch của bà. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu nhất trí rằng có thể bà sinh năm 1772 tại làng Quỳnh Đôi, thuộc tỉnh Nghệ An và mất năm 1822 tại Thăng Long, Hà Nội.

Tác phẩm của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là những bài thơ viết bằng chữ nôm, theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật (tám câu bảy chữ) và thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu bảy chữ). Một số tác phẩm thơ nôm của bà: Bà Lang Khóc Chồng, Bạch Đằng Giang Tạm Biệt, Bài Ca Theo Điệu Xuân Đình Lan, Bánh Trôi Nước, Bọn Đồ Dốt, Cái Quạt, Cảnh Làm Lẽ, Cái Quạt Giấy 1, Cái Quạt Giấy 2... Thơ của Hồ Xuân Hương vừa thanh vừa tục, chủ yếu viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam, về thói hư tật xấu của nhà sư, thầy đồ thời phong kiến. Bà cũng có một số bài thơ viết bằng chữ Hán. Đến nay, tác phẩm thơ chữ Hán của bà chỉ còn lại rất ít bài, trong đó có 5 bài thơ đã ông Trần văn Giáp công bố năm 1962 gồm: Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Độ Hoa Phong, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương.

Ghi danh và tưởng nhớ nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương

  • Hầu hết các thành phố của Việt Nam đều có con phố chính mang tên Bà. Tên bà còn được đặt tên cho một hồ nước ở trung tâm Đà Lạt.
  • Tác phẩm "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương được lựa chọn dạy trong môn Ngữ văn của các trường Trung học cơ sở tại Việt Nam.
  • Tác phẩm "Tự tình II" được lựa chọn để dạy trong chương trình Ngữ văn 11 tại Việt Nam.
  • Một số tác phẩm của Bà được dịch sang tiếng Anh trong cuốn Tinh hoa mùa xuân của John Balaban (Copper Canyon Press, 2000, ISBN 1 55.659 148 9).

Tác phẩm Tự tình 2

  • Soạn bài Tự tình
  • Soạn văn 11 bài: Tự tình (Bài II)
  • Phân tích bài thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương
  • Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương)
  • Dàn ý phân tích hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Tự tình 2
  • Phân tích hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Tự tình 2

Tác phẩm Bánh Trôi Nước

  • Soạn bài lớp 7: Bánh trôi nước
  • Soạn Văn 7: Bánh trôi nước
  • Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương
  • Phân tích bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
  • Văn mẫu lớp 7: Hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước” Hồ Xuân Hương
10 Tháng chín, 2020

Xem thêm