Liệu bạn có đang bị trầm cảm?

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 27 Tháng bảy, 2017

Bạn có bị trầm cảm hay không?

Hiện nay bệnh trầm cảm đang có chiều hướng gia tăng. Vậy lý do nào khiến bệnh trầm cảm gia tăng và liệu bạn có bị trầm cảm hay không? Tìm Đáp Án xin gửi tới bạn đọc bài viết liệu bạn có đang bị trầm cảm? để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm hiểu biết về bệnh trầm cảm.

Liệu bạn có đang bị trầm cảm?

Bác sĩ David D. Burns là giảng viên, bác sĩ Nghiên cứu lâm sàng bộ môn Tâm thần học và Khoa học hành vi, Khoa Y Dược – Đại học Stanford. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông tiếp xúc với hàng nghìn bệnh nhân bị trầm cảm nặng, nhẹ và nghiên cứu về liệu pháp nhận thực hành vi với quyển sách nổi tiếng. Đừng để trầm cảm tấn công bạn ấn bản đầu tiên năm 1980. Phương pháp này được coi là một cuộc cách mạng giúp các bệnh nhân vượt qua chứng trầm cảm hoặc căng thẳng thần kinh mà không hề thua kém tác dụng của các loại biệt dược chống trầm cảm. Quyển sách này cũng có hơn 3 triệu bản bán ra trên toàn thế giới, và được bình chọn là quyển sách chữa trị ưu phiền hữu hiệu nhất – được chọn ra từ hơn 1000 quyển sách phát triển bản thân.

Bạn có bị trầm cảm hay không?

Bảng kiểm tra trầm cảm Burns (BDC – Burns Despression Checklist) là một thang đo cảm xúc đáng tin cậy giúp phát hiện ra chứng trầm cảm và đánh giá mức độ nghiêm trọng của nó. Khi bạn điền vào bảng câu hỏi, hãy đọc thật cẩn thận và đánh dấu x vào ô vuông có những gì bạn cảm thấy trong những ngày vừa qua. Hãy chắc chắn rằng bạn dánh dấu vào một câu trả lời cho mỗi câu hỏi trong tổng số 25 mục. Nếu bạn không chắc về câu trả lời, hãy cố gắng đoán. Đừng bỏ qua bất kì câu hỏi nào.

Bảng 2-1. Bảng kiểm tra trầm cảm Burns *Bản quyền của bác sĩ David D. Burns (Bản đã chỉnh sửa, 1996)

0 – Không hề; 1 – Có chút chút; 2 – Vừa vừa; 3 – Nhiều; 4 – Rất nhiều

0

1

2

3

4

1

Cảm thấy buồn bã

2

Cảm thấy không vui

3

Muốn khóc

4

Cảm thấy chán nản

5

Cảm thấy vô vọng

6

Lòng tự trọng thấp

7

Cảm thấy vô dụng hoặc kém cỏi

8

Tội lỗi hoặc xấu hổ

9

Tự chỉ trích hoặc trách móc bản thân

10

Khó đưa ra quyết định

Hoạt động và các mối quan hệ các nhân

11

Mất hứng thú với gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp

12

Cô đơn

13

Dành ít thời gian hơn cho gia đình và bạn bè

14

Mất động lực

15

Mất hứng thú trong công việc hoặc các hoạt động khác

16

Né tránh công việc hoặc các hoạt động khác

17

Mất niềm vui hoặc sự thỏa mãn cuộc sống

Các triệu chứng về thể chất

18

Cảm thấy mệt mỏi

19

Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều

20

Tăng hoặc giảm sự thèm ăn

21

Mất hứng thú với tình dục

22

Lo lắng về sức khỏe của bản thân

Thôi thúc muốn tự sát

23

Bạn có suy nghĩ đến việc tự sát hay không?

24

Bạn có muốn kết thúc cuộc sống của mình không?

25

Bạn có kế hoạch làm hại bản thân mình không?

Vui lòng tổng kết điểm số từ mục số 1 đến số 25 tại đây!

Bảng 2-2. Giải thích Bảng kiểm tra trầm cảm

Tổng điểm

Mức độ trầm cảm*

0 - 5

Không trầm cảm

6 - 10

Bình thường nhưng không vui

11 - 25

Trầm cảm nhẹ

26 - 50

Trầm cảm mức độ trung bình

51 - 75

Trầm cảm nặng

76 - 100

Trầm cảm nghiêm trọng

* Người liên tục có tổng điểm trên 10 có thể cần được điều trị bởi các chuyên gia. Người có cảm giác muốn tự sát cần tìm đến chuyên gia sức khỏe tâm thần để được tư vấn ngay lập tức.

Khi điểm của bạn thấp hơn 10, bạn sẽ ở mức độ bình thường. Khi điểm dưới 5, bạn sẽ thấy phấn chấn. Lý tưởng nhất là bạn đạt dưới 5 trong phần lớn thời gian. Nếu điểm số của bạn trong khoảng 11 đến 25 thì chứng trầm cảm của bạn ở mức nhẹ và chưa đến mức báo động. Nếu số điểm trong khoảng 26 đến 50, tức là bạn đang bị trầm cảm ở mức độ “trung bình”. Nhưng đừng bị đánh lừa bởi hai chữ “trung bình” bởi nó biểu thị cảm giác giày vò mãnh liệt. Nếu ở mức này trên hai tuần thì bạn phải đi tìm chuyên gia. Nếu số điểm trên 50, là mức trầm cảm nghiêm trọng hoặc hết sức nghiêm trọng, biểu thị mức độ giày vò gần như không thể chịu đựng được, đặc biệt là khi vượt ngưỡng 75.

Hãy hết sức chú ý mục 23, 24 và 25, nếu bạn ghi điểm ở mục này, hãy tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia. Nếu bạn ghi điểm ở mục 24 hay 25, hãy đi điều trị ngay lập tức! Mục 22 cũng rất quan trọng, mục này hỏi về việc gần đây bạn có lo lắng về sức khỏe hay không, nếu có hãy tìm đến tư vấn y khoa. Bởi lẽ, các triệu chứng gây khó chịu về thể chất có liên quan đến trạng thái cảm xúc của bạn. Các ví dụ điển hình bao gồm táo bón, tiêu chảy, con đau, mất ngủ hay khuynh hướng ngủ quá nhiều, cảm giác mỏi mệt, mất hứng thú tình dục, đau đầu nhẹ, run và tê liệt. Khi chứng trầm cảm được cải thiện, các triệu chứng này sẽ mất đi.

Một vài triệu chứng bao gồm: tin rằng mọi người đang âm mưu hãm hại hoặc giết chết bạn; một trải nghiệm kỳ lạ mà người bình thường không thể hiểu được; tin rằng có một thế lực bên ngoài đang khống chế tâm trí hay cơ thể bạn; cảm thấy người khác có thể nghe hoặc nhìn thấu suy nghĩ của bạn; nghe thấy âm thanh từ bên ngoài; nhìn thấy những thứ không có thật; và tự nghe thấy những thông điệp nói về mình khi đang xem ti-vi hay nghe radio. Các triệu chứng này không phải là một phần của bệnh trầm cảm, mà là biểu hiện của các chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Các biện pháp điều trị tâm thần là cần thiết. Thường những người có các triệu chứng này tin rằng họ không có gì bất thường cả. Ngược lại, nếu bạn đang mang nỗi sợ hãi sâu sắc rằng mình sẽ phát điên và trải qua hoảng loạn mà trong đó bạn đang mất kiểm soát hoặc rơi vào ngõ cụt, thì nhiều khả năng là bạn không bị rối loạn tâm thần đâu. Đó chỉ là triệu chứng đặc trưng của sự lo âu thông thường, một dạng rối loạn ít nghiêm trọng hơn nhiều.

27 Tháng bảy, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!