Đáp án Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam và Lào năm 2023

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 27 Tháng chín, 2022

Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam và Lào đang diễn ra. Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm trực tuyến hằng tuần trong thời gian từ ngày 13.6.2022 đến ngày 5.9.2022. Dưới đây là chi tiết đáp án cho từng tuần thi.

Đáp án cuộc thi tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Lào tuần 12

Câu 1. Dưới đây là hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đồng chí Bounthong Chitmany, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào tại Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào. Sự kiện này diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?

Đáp án cuộc thi tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Lào tuần 12

Ngày 08/7/2022, tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào)
Ngày 18/7/2022, tại Thủ đô Hà Nội (Việt Nam) Đáp án
Ngày 18/7/2022, tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào)

Câu 2. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith thăm hữu nghị chính thức Việt Nam (ảnh dưới) vào thời gian nào?

Đáp án cuộc thi tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Lào tuần 12

Tháng 4/2021
Tháng 5/2021
Tháng 6/2021 Đáp án

Câu 3. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh thực hiện nghi lễ phát động Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022 (ảnh dưới) vào thời gian nào, ở đâu?

Đáp án cuộc thi tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Lào tuần 12

Ngày 8/1/2022, tại Thủ đô Hà Nội (Việt Nam) Đáp án
Ngày 8/1/2022, tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào)
Ngày 9/1/2022, tại Thủ đô Hà Nội (Việt Nam)

Câu 4. Bức ảnh Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane dưới đây được chụp vào thời gian nào, ở đâu?

Đáp án cuộc thi tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Lào tuần 12

Ngày 15/5/2022, tại Thủ đô Hà Nội (Việt Nam)
Ngày 15/5/2022, tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào) Đáp án
Ngày 25/5/2022, tại Thủ đô Hà Nội (Việt Nam)

Câu 5. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã xác định tiếp tục giữ gìn, phát huy mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam. Đại hội diễn ra vào thời gian nào?

Tháng 1/2021 Đáp án
Tháng 2/2021
Tháng 3/2021

Câu 6: Đến nay, Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí thứ mấy trong số các nước có hoạt động đầu tư tại Lào?

Vị trí thứ nhất
Vị trí thứ hai
Vị trí thứ ba Đáp án

Câu 7. Unitel là thương hiệu viễn thông do doanh nghiệp nào của Việt Nam đầu tư xây dựng và phát triển tại Lào?

Viettel Đáp án
VNPT
FPT

Câu 8. Là một lối ra biển để Lào phát triển và hội nhập quốc tế, Cảng quốc tế Lào - Việt nằm ở tỉnh nào của Việt Nam?

Tỉnh Nghệ An
Tỉnh Hà Tĩnh Đáp án
Tỉnh Quảng Bình

Câu 9. Theo Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2021 - 2030, mỗi năm Việt Nam dành cho Lào bao nhiêu suất học bổng đào tạo và bồi dưỡng?

Hơn 500 suất học bổng
Hơn 700 suất học bổng
Hơn 1.000 suất học bổng Đáp án

Câu 10. Cơ quan nào là cơ quan thường trực Cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào" năm 2017?

Báo Nhân Dân
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Đáp án
Tạp chí Tuyên giáo 

Đáp án cuộc thi tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Lào tuần 11

1. Trong giai đoạn 2011 - 2015, Việt Nam đầu tư tại Lào tổng số bao nhiêu dự án?

84 dự án

90 dự án

94 dự án

2. Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào được hoàn thành năm nào?

Năm 2012

Năm 2014

Năm 2016Đáp án

3. Năm 2016, Việt Nam và Lào đã ký kết văn kiện pháp lý quan trọng nào?

Nghị định thư về đường biên giới và mốc giới Việt Nam - Lào

Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào

Cả hai văn kiện nêu trênĐáp án

4. Dưới đây là hình ảnh Lễ khánh thành và bàn giao công trình tu bổ, tôn tạo Đài tưởng niệm Liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam ở tỉnh Xaysomboun (Lào). Sự kiện này diễn ra năm nào?

Đáp án cuộc thi tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Lào tuần 11

Năm 2015

Năm 2017Đáp án

Năm 2019

5.Kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào về hợp tác song phương lần đầu tiên do Thủ tướng hai nước đồng chủ trì diễn ra năm nào?

2015

2017Đáp án

2019

6.Dưới đây là một trong các hình ảnh Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chứng kiến lễ ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành và doanh nghiệp hai nước. Sự kiện này diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?

Đáp án cuộc thi tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Lào tuần 11

Ngày 9/8/2021, tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào)Đáp án

Ngày 19/8/2021, tại Thủ đô Hà Nội (Việt Nam)

Ngày 29/8/2021, tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào)

7. Dưới đây là hình ảnh lễ trao tượng trưng quà tặng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hỗ trợ Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào ứng phó đợt dịch COVID-19 mới ở Lào. Sự kiện này diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?

Đáp án cuộc thi tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Lào tuần 11

Ngày 25/10/2021, tại Thủ đô Hà Nội (Việt Nam)Đáp án

Ngày 25/11/2021, tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào)

Ngày 25/12/2021, tại Thủ đô Hà Nội (Việt Nam)

8.Trong công tác phối hợp phòng, chống dịch COVID-19, năm 2021, Đảng, Nhà nước Lào và các doanh nghiệp của Lào đã hỗ trợ Việt Nam số tiền mặt là bao nhiêu?

1,3 triệu USD

1,5 triệu USD

1,7 triệu USD

9. Năm 2021, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào đã công bố tác phẩm nào dịch từ tiếng Việt sang tiếng Lào?

Hồ Chí Minh toàn tập (toàn bộ 15 tập).

Một số tập của tác phẩm C. Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập; một số tập của tác phẩm Lê-nin toàn tập.

Tất cả các tác phẩm nêu trên.Đáp án

10. Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam” năm 2012 được tổ chức vào thời gian nào, ở đâu?

Ngày 12/12/2012, tại Bản Đông, huyện Xêpôn, tỉnh Xavănnakhệt (Lào)Đáp án

Ngày 12/12/2012, tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào)

Ngày 22/12/2012, tại Thủ đô Hà Nội (Việt Nam)

Đáp án cuộc thi tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Lào tuần 10

Câu 1: Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào được thành lập từ năm nào?

Phương án 1: Năm 1970
Phương án 2: Năm 1975Đáp án
Phương án 3: Năm 1980

Câu 2: Dưới đây là hình ảnh Phó Thủ tướng Phạm Hùng và Phó Thủ tướng Lào Phoune Sipaseuth ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào. Sự kiện này diễn ra năm nào?

Đáp án cuộc thi tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Lào tuần 8

Phương án 1: Năm 1975
Phương án 2: Năm 1976
Phương án 3: Năm 1977 Đáp án

Câu 3: Lào và Việt Nam cùng tiến hành đổi mới đường lối xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ năm nào?

Phương án 1: Năm 1975
Phương án 2: Năm 1986Đáp án
Phương án 3: Năm 1995

Câu 4: Cùng tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam và Lào có những thuận lợi gì đối với việc củng cố và tăng cường quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa hai nước?

Phương án 1: Hai nước có thể chế chính trị - xã hội tương đồng, có cùng định hướng và mục tiêu phát triển chiến lược.
Phương án 2: Gắn bó chặt chẽ với nhau về chính trị; hợp tác toàn diện, mật thiết với độ tin cậy cao.
Phương án 3: Cả 2 phương án trên đều đúng.Đáp án

Câu 5: Ủy ban Hợp tác liên Chính phủ Việt Nam - Lào được thành lập từ năm nào?

Phương án 1: Năm 1992Đáp án
Phương án 2: Năm 1994
Phương án 3: Năm 1996

Câu 6: Từ năm 2001 đến năm 2005, Việt Nam có bao nhiêu dự án đầu tư vào Lào?

Phương án 1: 15 dự án
Phương án 2: 18 dự ánĐáp án
Phương án 3: 21 dự án

Câu 7: Tổng số vốn đầu tư trực tiếp của Lào vào Việt Nam đến năm 2007 là bao nhiêu?

Phương án 1: 17 triệu USD
Phương án 2: 20 triệu USD
Phương án 3: 23 triệu USDĐáp án

Câu 8: Hội doanh nghiệp Việt Nam hợp tác và đầu tư tại Lào ra đời năm nào?

Phương án 1: Năm 2010Đáp án
Phương án 2: Năm 2012
Phương án 3: Năm 2014

Câu 9: Hãy chọn đáp án trong các thông tin dưới đây:

Phương án 1: Sau cơn bão số 8 năm 1985, Đoàn đại biểu đảng, chính quyền và đoàn thể tỉnh Khăm Muộn (Lào) đã kịp thời có mặt tại tỉnh Bình - Trị - Thiên, ủng hộ lương thực, hàng hóa trị giá 215.700 kíp; tỉnh Xavẳnnakhệt ủng hộ 220 m3 gỗ và 10.000 cây tre.
Phương án 2: Năm 1989, khi biết cơn bão số 9 gây thiệt hại một số nơi thuộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum (Việt Nam), Tỉnh ủy và Ủy ban chính quyền tỉnh Áttapư đã lập tức gửi tặng nhân dân Gia Lai - Kon Tum 2.000 tấn thóc để cứu trợ cho những vùng bị thiên tai.
Phương án 3: Cả hai phương án trên đều đúng.Đáp án

Câu 10: Trường Hữu nghị T78 (còn được gọi là “Trường Lào”) hiện nằm ở địa phương nào?

Phương án 1: Bắc Giang
Phương án 2: Hà NộiĐáp án
Phương án 3: Thanh Hóa

Đáp án cuộc thi tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Lào tuần 9

1.“Bây giờ, hai dân tộc ta tuy còn phải khó nhọc, nhưng tương lai của chúng ta rất là vẻ vang. Đến ngày Việt - Lào được quyền hoàn toàn độc lập, anh em ta sẽ cùng hưởng phúc thái bình.”
Trên đây là một đoạn trích trong “Thư chúc Tết Việt kiều ở Lào, Xiêm” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bức thư này được viết năm nào?

  1. Năm 1945
  2. Năm 1946Đáp án
  3. Năm 1947

2.Hiệp ước phòng thủ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được ký vào thời gian nào?

  1. Ngày 22/9/1977Đáp án
  2. Ngày 22/10/1977
  3. Ngày 22/12/1977

3.Binh đoàn 678 làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào được thành lập năm nào?

  1. Năm 1977
  2. Năm 1978Đáp án
  3. Năm 1979

4. Dưới đây là hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Đảng, Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư, Thủ tướng Lào Cayxỏn Phômvihản. Sự kiện này diễn ra ở đâu, năm nào?

Đáp án thi tìm hiểu quan hệ Việt Lào 2022- tuần 9

  1. Thủ đô Hà Nội, năm 1979
  2. Thủ đô Viêng Chăn, năm 1980
  3. Thủ đô Viêng Chăn, năm 1981Đáp án

5.Ngày 18/12/1984, Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Xuphanuvông đã ký quyết định tặng Quân đội nhân dân Việt Nam phần thưởng cao quý nào?

  1. Huân chương Vàng quốc giaĐáp án
  2. Huân chương Tự do
  3. Huân chương Hữu nghị

6.Từ năm 1976 đến năm 1985, Việt Nam đã cử bao nhiêu chuyên gia các lĩnh vực sang hợp tác với Lào?

  1. Gần 5 nghìn chuyên gia
  2. Gần 6 nghìn chuyên giaĐáp án
  3. Gần 7 nghìn chuyên gia

7.Công trình được đánh giá là “4 nhất” mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đã tặng nước bạn Lào là công trình nào?

  1. Tòa nhà Quốc hội LàoĐáp án
  2. Trường Năng khiếu tỉnh Xiêng Khoảng
  3. Bệnh viện Hữu nghị tại tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Xiêng Khoảng

8.Giải thưởng văn học sông Mekong được trao lần đầu tiên vào năm nào?

  1. Năm 2005
  2. Năm 2007Đáp án
  3. Năm 2009

9.Trang phục truyền thống của người Lào có tên là gì?

  1. Sinh và SalongĐáp án
  2. Baju Kurung và Baju Melayu
  3. Thummy và Longchy

10.“Hồ Chí Minh kính yêu muôn đời” là một trong các tác phẩm âm nhạc ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh do nhạc sĩ Lào sáng tác. Ai là tác giả bài hát này?

  1. Nhạc sĩ Humphăn Lătthanạvông
  2. Nhạc sĩ Đuôngmyxay Lykaya
  3. Nhạc sĩ Buangơn Saphuvông

Đáp án cuộc thi tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Lào tuần 8

Câu 1. Ngày truyền thống Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam tại Lào là ngày nào?

  1. Ngày 30/10/1949Đáp án
  2. Ngày 30/10/1950
  3. Ngày 30/10/1951

Câu 2. Dưới đây là hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Quốc vương Lào Xri Xavang Vátthana múa lăm vông với các diễn viên Lào trong lễ mừng Quốc vương thăm hữu nghị Việt Nam, tại Hà Nội. Bức ảnh này được chụp năm nào?

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh

  1. Năm 1961
  2. Năm 1962
  3. Năm 1963Đáp án

Câu 3. Ý nghĩa của sự kiện nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ra đời ngày 2/12/1975?

  1. Là thắng lợi to lớn, triệt để của nhân dân các bộ tộc Lào.
  2. Là thắng lợi quan trọng của mối quan hệ đặc biệt, liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào.
  3. Cả hai phương án trên đều đúng.Đáp án

Câu 4. Trong bức ảnh dưới đây là một sự kiện quan trọng trong quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Đó là sự kiện nào?

Câu 4

  1. Lễ ký Hiệp ước tương trợ Lào - Việt, ngày 16/10/1945
  2. Việt Nam và Lào thiết lập quan hệ ngoại giao, ngày 5/9/1962
  3. Lễ ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào, ngày 18/7/1977Đáp án

Câu 5. Việc ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào ngày 18/7/1977 có ý nghĩa gì?

  1. Là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ giữa hai nước.
  2. Có ý nghĩa quốc tế quan trọng, nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng giữa hai nước đang cùng hướng tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội và phát huy ảnh hưởng tích cực trong khu vực.
  3. Cả hai phương án trên đều đúng.Đáp án

Câu 6. Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được ký vào thời gian nào?

  1. Ngày 8/7/1977
  2. Ngày 18/7/1977Đáp án
  3. Ngày 28/7/1977

Câu 7. Trong bức ảnh dưới đây là một công trình kiến trúc độc đáo do Hoàng thân Xuphanuvông thiết kế. Công trình này được xây dựng ở đâu?

Câu 7

  1. Thủ đô Viêng Chăn (Lào)
  2. Tỉnh Bình Thuận (Việt Nam)Đáp án
  3. Tỉnh Khánh Hòa (Việt Nam)

Câu 8. Năm 2019, di sản nào của Lào được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thế giới?

  1. Khu bảo tồn tự nhiên Bokeo
  2. Thác Kuang Si
  3. Cánh đồng ChumĐáp án

Câu 9. Chương trình nghệ thuật đặc biệt tổ chức tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc tế Việt - Lào (thị trấn Anh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) tối ngày 23/7/2022 có tên là gì?

  1. Màu hoa đỏ
  2. Khúc tráng ca hòa bình
  3. Bản hùng ca bất diệtĐáp án

Câu 10. Mời bạn thưởng thức bài hát dưới đây và cho biết tên bài hát này?

  1. Tình Việt - Lào
  2. Bài ca Việt - LàoĐáp án
  3. Sải chay Lào - Việt (Tấm lòng Lào - Việt)

Đáp án cuộc thi tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Lào tuần 7

Câu 1. Trong bức ảnh dưới đây, người đứng giữa, hàng đầu là đồng chí Lê Thiệu Huy - Người đã anh dũng hy sinh khi bảo vệ Hoàng thân Xuphanuvông trong trận chiến đấu tại Thà Khẹc ngày 21/3/1946. Liệt sĩ Lê Thiệu Huy quê ở tỉnh nào?

Câu 1

  1. Tỉnh Hà TĩnhĐáp án
  2. Tỉnh Quảng Bình
  3. Tỉnh Quảng Trị

Câu 2. Nghĩa trang liệt sĩ quốc tế Việt - Lào (Nghĩa trang liệt sĩ Việt - Lào) nằm ở huyện nào của tỉnh Nghệ An?

  1. Huyện Thanh Chương
  2. Huyện Anh SơnĐáp án
  3. Huyện Kỳ Sơn

Câu 3. Di tích lịch sử nào dưới đây nằm ở tỉnh Sơn La?

  1. Di tích lịch sử Trung đoàn 52 Tây Tiến
  2. Di tích lịch sử Khu căn cứ cách mạng Việt Nam - Lào
  3. Cả hai di tích trênĐáp án

Câu 4. Trong bức ảnh dưới đây là một trong những Đài tưởng niệm liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam được xây dựng tại Lào. Công trình này nằm ở tỉnh nào của Lào?

Câu 4

  1. Tỉnh Viêng Chăn
  2. Tỉnh Xiêng KhoảngĐáp án
  3. Tỉnh Khăm Muộn

Câu 5. Trong bức ảnh dưới đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (người thứ 3 từ trái sang), Hoàng thân Xuphanuvông (người thứ 4 từ trái sang) và các cán bộ quân đội Việt Nam - Lào bàn kế hoạch mở chiến dịch Thượng Lào. Chiến dịch này diễn ra năm nào?

Câu 5

  1. Năm 1949
  2. Năm 1951
  3. Năm 1953Đáp án

Câu 6. Trong bức ảnh dưới đây là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản tại Hà Nội. Bức ảnh này được chụp năm nào?

Câu 6

  1. Năm 1965
  2. Năm 1966Đáp án
  3. Năm 1967

Câu 7. Dưới đây là hình ảnh Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng Nguyễn Thị Định (bên trái) thăm một đội nữ pháo binh của Lào. Bức ảnh này được chụp năm nào?

Câu 7

  1. Năm 1972
  2. Năm 1973
  3. Năm 1974Đáp án

Câu 8. Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào được ký vào thời gian nào, ở đâu?

  1. Ngày 18/7/1976, tại Viêng Chăn
  2. Ngày 18/7/1977, tại Viêng Chăn
  3. Ngày 18/7/1977, tại Hà NộiĐáp án

Câu 9. Triển lãm tài liệu, ảnh, hiện vật và sách về “Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam” được tổ chức tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam vào thời gian nào?

  1. Từ ngày 18/7/2022 đến ngày 18/10/2022Đáp án
  2. Từ ngày 18/7/2022 đến ngày 18/11/2022
  3. Từ ngày 18/7/2022 đến ngày 18/12/2022

Câu 10. Mời bạn thưởng thức bài hát “Lăm tơi” dưới đây và cho biết tên ca sĩ biểu diễn bài hát này?

  1. Tường Vi
  2. Trang Nhung
  3. Hồng VyĐáp án

Đáp án cuộc thi tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Lào tuần 6

1. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, việc chuyển hướng vận chuyển chiến lược từ Đông Trường Sơn sang Tây Trường Sơn có ý nghĩa gì?

Tạo ra thế và lực mới cho cách mạng hai nước Việt Nam và Lào.

Thể hiện ý chí quyết tâm cao của hai Đảng và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung, giành độc lập, tự do.

Cả hai phương án trên đều đúngĐáp án

2. Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn chính thức bước vào hoạt động trên tuyến Tây Trường Sơn từ ngày tháng năm nào?

Ngày 14/6/1960

Ngày 14/6/1961Đáp án

Ngày 14/6/1962

3. Đầu năm 1968, bộ đội tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân giải phóng Lào mở chiến dịch nào?

Chiến dịch Nậm BạcĐáp án

Chiến dịch Nậm Thà

Chiến dịch Cánh đồng Chum – Mường Sủi

4.“Xương máu của nhân dân Việt Nam đã nhuộm đỏ khắp nơi trên đất nước Lào vì nền độc lập của Lào...”. Đồng chí Cayxỏn Phômvihản đã phát biểu câu này trong cuộc hội đàm giữa Đảng Nhân dân Lào và Đảng Lao động Việt Nam vào thời gian nào?

Tháng 12/1968Đáp án

Tháng 12/1972

Tháng 12/1975

5.Tháng 7/1969, Quân ủy Trung ương Việt Nam hội đàm với Quân ủy Trung ương Lào, thống nhất các nội dung phối hợp và giúp đỡ nhau trên lĩnh vực quân sự. Cuộc hội đàm này diễn ra vào ngày nào?

Ngày 8/7/1969

Ngày 18/7/1969Đáp án

Ngày 28/7/1969

6.Thắng lợi của chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào năm 1971 có ý nghĩa gì?

Tác động mạnh mẽ đến cục diện chiến trường ba nước Đông Dương.

Giáng một đòn mạnh vào chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ.

Cả hai phương án trên đều đúng

7.Chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng của liên quân Việt Nam - Lào diễn ra vào năm nào?

Năm 1972Đáp án

Năm 1973

Năm 1974

8. Tháng 2/1972, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng Nhân dân Lào đã quyết định những nội dung gì?

Quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.

Thông qua Nghị quyết “Tăng cường đoàn kết Lào - Việt”, trong đó khẳng định tình đoàn kết Lào - Việt trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tinh thần quốc tế vô sản là mối quan hệ đặc biệt.

Cả hai phương án trên đều đúng.Đáp án

9.“Tiếng Khèn Lào” được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm nào?

Năm 2014

Năm 2017Đáp án

Năm 2020

10. Mời bạn thưởng thức ca khúc dưới đây và cho biết tên ca khúc này?

Đường Trường Sơn xe anh qua

Bước chân trên dải Trường Sơn

Trường Sơn Đông, Trường Sơn TâyĐáp án

Đáp án cuộc thi tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Lào tuần 5

1. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân Lào đã phối hợp với chiến trường chính Việt Nam như thế nào?

  • Liên tục đẩy mạnh các hoạt động quân sự từ Bắc Lào xuống Nam Lào để kiềm chế lực lượng địch
  • Ủng hộ mặt trận Điện Biên Phủ 300 tấn gạo và 400 viên đạn pháo 105 ly
  • Cả hai phương án trên đều đúngĐáp án

2. Tháng 7/1954, Đoàn cố vấn quân sự Việt Nam (Đoàn 100) sang giúp bộ đội Pathét Lào do ai làm trưởng đoàn?

  • Đồng chí Chu Huy MânĐáp án
  • Đồng chí Lê Tiến Phục
  • Đồng chí Nguyễn Đức Phương

3. Năm 1960, tổ công tác đặc biệt Việt Nam phối hợp với các đồng chí Lào hoạt động bí mật trong nội thành Viêng Chăn đã giải thoát Hoàng thân Xuphanuvông và 15 đồng chí bị bắt ra khỏi trại giam Phôn Khênh vào ngày nào?

  • Đêm 20 rạng sáng 21/5/1960
  • Đêm 23 rạng sáng 24/5/1960Đáp án
  • Đêm 26 rạng sáng 27/5/1960

4. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng tình đoàn kết chiến đấu của 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia. Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn là ngày nào?

  • Ngày 19/5/1959Đáp án
  • Ngày 19/5/1960
  • Ngày 19/5/1961

5. Hiệp định Giơnevơ về Lào năm 1962 được ký kết vào ngày nào?

  • Ngày 23/6/1962
  • Ngày 23/7/1962Đáp án
  • Ngày 23/8/1962

6. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Vương quốc Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày tháng năm nào?

  • Ngày 5/9/1960
  • Ngày 5/9/1961
  • Ngày 5/9/1962Đáp án

7. Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam ra Nghị quyết khẳng định “Việt Nam cần phải nỗ lực đáp ứng đến mức cao nhất mọi yêu cầu đối với công cuộc phát triển cách mạng của Lào” vào ngày tháng năm nào?

  • Ngày 3/7/1965Đáp án
  • Ngày 3/7/1966
  • Ngày 3/7/1967

8. Đến năm 1967, Việt Nam đã cử bao nhiêu người sang làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào?

  • 10. 000 cán bộ, công nhân và 7. 500 chuyên gia quân sự
  • 15. 000 cán bộ, công nhân và 8. 500 chuyên gia quân sựĐáp án
  • 20. 000 cán bộ, công nhân và 9. 000 chuyên gia quân sự

9. Là quốc gia không giáp biển, nhưng ở Lào có một điểm du lịch nổi tiếng được biết đến là “Vùng đất 4. 000 đảo”. Đó là địa danh nào?

  • Vang Vieng
  • Si Phan DonĐáp án
  • Luang Prabang

10. Mời bạn thưởng thức ca khúc dưới đây và cho biết tên ca khúc này?

  • Trên đỉnh Trường Sơn ta hát
  • Bài ca Trường Sơn
  • Gặp nhau trên đỉnh Trường SơnĐáp án

Đáp án cuộc thi tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Lào tuần 4

1. Trong thời kỳ Pháp thuộc, đồng chí Cayxỏn Phômvihản từng học trường nào ở Hà Nội?

  • Trường BưởiĐáp án
  • Trường Đại học Luật
  • Cả hai trường nêu trên

2. Đồng chí Cayxỏn Phômvihản gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm nào?

  • Năm 1948
  • Năm 1949Đáp án
  • Năm 1950

3. Đội Látxavông (tiền thân của Quân đội nhân dân Lào) được thành lập ngày tháng năm nào?

  • 20/1/1949Đáp án
  • 30/10/1949
  • 10/2/1950

4. Đại hội Quốc dân Lào (Mặt trận Lào kháng chiến) họp từ ngày 13 đến ngày 15/8/1950 ở đâu?

  • Tỉnh Hủa Phăn (Lào)
  • Tỉnh Tuyên Quang (Việt Nam)Đáp án
  • Tỉnh Xiêng Khoảng (Lào)

5. Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã mở ra chặng đường phát triển mới của quan hệ đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Đại hội này diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?

  • Từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951 tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (Việt Nam)Đáp án
  • Từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951 tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La (Việt Nam)
  • Từ ngày 22/3 đến ngày 6/4/1955 tại huyện Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn (Lào)

6. Nói chuyện với Hội nghị cán bộ Liên minh nhân dân Việt Nam - Lào - Campuchia tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ là sự nghiệp chung của ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia. Hội nghị này họp vào ngày tháng năm nào?

  • Ngày 14/9/1950
  • Ngày 14/9/1951
  • Ngày 14/9/1952Đáp án

7. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ kháng chiến Lào quyết định mở chiến dịch Thượng Lào vào thời gian nào?

  • Tháng 4/1952
  • Tháng 4/1953Đáp án
  • Tháng 4/1954

8. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, các hiệp định về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia được ký kết vào ngày tháng năm nào?

  • Ngày 21/7/1954Đáp án
  • Ngày 21/8/1954
  • Ngày 21/9/1954

9. Vì sao gọi Lào là "đất nước Triệu Voi"?

  • Bắt nguồn từ tên một danh nhân của Lào
  • Bắt nguồn từ tên một vị thần trong truyền thuyết của Lào
  • Bắt nguồn từ tên một vương quốc trong lịch sử LàoĐáp án

10. Mời bạn thưởng thức bài hát “Hoa Chăm pa” dưới đây và cho biết tên ca sĩ biểu diễn bài hát này?

  • Thanh Hoa
  • Tường ViĐáp án
  • Bích Việt

Đáp án cuộc thi tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Lào tuần 3

1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - một trong những tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp sáng lập, đã gây dựng được cơ sở tại Lào vào thời gian nào?

Tháng 1 năm 1927

Tháng 2 năm 1927Đáp án

Tháng 2 năm 1928

2. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết nghị đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời gian nào?

Tháng 10 năm 1930Đáp án

Tháng 10 năm 1931

Tháng 10 năm 1932

3. Tại cuộc mít tinh của hàng vạn nhân dân tỉnh Xavẳnnakhệt đón chào Hoàng thân Xuphanuvông trở về tham gia Chính phủ Lào, Hoàng thân tuyên bố: “Quan hệ Lào - Việt từ nay sẽ mở ra một kỷ nguyên mới. . . ”.

Cuộc mít tinh này diễn ra vào ngày, tháng, năm nào?

Ngày 1 tháng 10 năm 1945

Ngày 3 tháng 10 năm 1945Đáp án

Ngày 5 tháng 10 năm 1945

4. “Nhân dân Lào thân thiện với nhân dân Việt Nam và quyết tâm cùng nhân dân Việt Nam đánh đuổi bọn thực dân Pháp ra khỏi Đông Dương. ”

Trong cuộc mít tinh lớn tại sân vận động thành phố Viêng Chăn, tuyên bố trước toàn thể nhân dân nền độc lập của quốc gia Lào, Chính phủ Lào Ítxalạ đã nêu chủ trương nêu trên. Cuộc mít tinh này diễn ra vào ngày, tháng, năm nào?

Ngày 8 tháng 10 năm 1945

Ngày 10 tháng 10 năm 1945

Ngày 12 tháng 10 năm 1945Đáp án

5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị kháng chiến kiến quốc với chủ trương “Thống nhất mặt trận Việt - Miên - Lào chống Pháp xâm lược” vào ngày, tháng, năm nào?

Ngày 5 tháng 11 năm 1945

Ngày 15 tháng 11 năm 1945

Ngày 25 tháng 11 năm 1945Đáp án

6. Tiêu biểu cho tình đoàn kết và liên minh chiến đấu của Liên quân Lào - Việt trong năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là trận chiến đấu bảo vệ Thà Khẹc.

Trận chiến đấu này diễn ra vào ngày, tháng, năm nào?

Ngày 19 tháng 3 năm 1946

Ngày 21 tháng 3 năm 1946Đáp án

Ngày 23 tháng 3 năm 1946

7. Các lực lượng quân sự của Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào được tổ chức thành hệ thống riêng và lấy danh nghĩa là “Quân tình nguyện” từ ngày, tháng, năm nào?

Ngày 20 tháng 10 năm 1949

Ngày 25 tháng 10 năm 1949

Ngày 30 tháng 10 năm 1949Đáp án

8. Trong các lá cờ dưới đây, đâu là quốc kỳ của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào?

Tìm hiểu quan hệ Việt Lào

Phương án 1

Phương án 2Đáp án

Phương án 3

9. Việt Nam có những tỉnh nào tiếp giáp với Lào?

Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum. Đáp án

Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Điện Biên, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum.

10. Mời bạn thưởng thức ca khúc dưới đây và cho biết tên ca khúc này?

Bài ca Việt - Lào

Tình Việt - Lào

Sải chay Lào - Việt (Tấm lòng Lào – Việt)Đáp án

Đáp án cuộc thi tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Lào tuần 2

Câu 1: Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là ngày nào?

Phương án 1: Ngày 2/12/1975Đáp án

Phương án 2: Ngày 3/12/1975

Phương án 3: Ngày 2/12/1976

Câu 2: Ðảng Nhân dân Cách mạng Lào thành lập ngày, tháng, năm nào?

Phương án 1: Ngày 22/3/1953

Phương án 2: Ngày 22/3/1954

Phương án 3: Ngày 22/3/1955Đáp án

Câu 3: Ai là Tổng Bí thư đầu tiên của Ðảng Nhân dân Cách mạng Lào (trước đây là Đảng Nhân dân Lào)?

Phương án 1: Cayxỏn PhômvihảnĐáp án

Phương án 2: Nuhắc Phunxavẳn

Phương án 3: Xixavát Kẹobunphăn

Câu 4: Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với Hoàng thân Xuphanuvông diễn ra vào thời gian nào?

Phương án 1: Ngày 2/9/1945Đáp án

Phương án 2: Ngày 4/9/1945

Phương án 3: Ngày 23/9/1945

Câu 5: “Lào và Việt là hai nước anh em. Mối quan hệ giữa hai dân tộc rất là mật thiết. Đối với kiều bào ta làm ăn sinh sống ở đất nước Lào thì Lào lại như là Tổ quốc thứ hai. Tục ngữ có câu: “Bán bà con xa, mua láng giềng gần” ý nghĩa là như thế. ”

Bạn hãy cho biết tác giả và bối cảnh của đoạn trích trên?

- Phương án 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong “Thư chúc Tết Việt kiều ở Lào, Xiêm” năm 1946Đáp án

- Phương án 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong “Thư chúc Tết Việt kiều ở Lào, Xiêm” năm 1947

- Phương án 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong “Thư chúc Tết Việt kiều ở Lào, Xiêm” năm 1948

Câu 6: Sau khi giành được chính quyền, Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào đã ký Hiệp ước tương trợ Lào -Việt và Hiệp định về tổ chức Liên quân Lào - Việt, đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự hợp tác, giúp đỡ và liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của hai dân tộc Việt - Lào. Bạn hãy cho biết hai văn kiện này được ký vào thời gian nào?

Phương án 1: Tháng 9/1945

Phương án 2: Tháng 10/1945Đáp án

Phương án 3: Tháng 10/1946

Câu 7: Lễ phát động “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022” được tổ chức khi nào, ở đâu?

Phương án 1: Ngày 8/1/2022, tại Thủ đô Viêng Chăn

Phương án 2: Ngày 8/1/2022, tại Thủ đô Hà NộiĐáp án

Phương án 3: Ngày 10/1/2022, tại Thủ đô Viêng Chăn

Câu 8: Tết năm mới cổ truyền Bunpimay (Lễ hội té nước) của Lào diễn ra vào tháng nào trong năm?

- Phương án 1: Tháng 3 dương lịch

- Phương án 2: Tháng 4 dương lịchĐáp án

- Phương án 3: Tháng 5 dương lịch

Câu 9: Trong ảnh dưới đây là một công trình kiến trúc đã trở thành biểu tượng của đất nước Lào. Bạn hãy cho biết tên công trình này?

Phương án 1: Phra Keo

Phương án 2: Wat Sisaket

Phương án 3: That LuangĐáp án

Câu 10: Mời bạn thưởng thức ca khúc dưới đây và cho biết tên ca khúc, người sáng tác và người biểu diễn ca khúc này? (Người dự thi nghe ca khúc gắn kèm câu hỏi này trong phần mềm Cuộc thi).

Phương án 1: Dùng dằng câu hát Lăm tơi; sáng tác: Minh Quang; biểu diễn: Tấn Minh

Phương án 2: Anh lính tình nguyện và khúc hát Lăm tơi; sáng tác: Hoàng Thành; biểu diễn: Việt Hoàn

Phương án 3: Cô gái Sầm Nưa; sáng tác: Trần Tiến; biểu diễn: Quốc HưngĐáp án

Đáp án cuộc thi tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Lào tuần 1

CÂU HỎI TUẦN 1 CUỘC THI “TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM – LÀO, LÀO – VIỆT NAM” NĂM 2022 (TỪ NGÀY 13/6 ĐẾN NGÀY 20/6/2022)

Câu 1: Việt Nam và Lào thiết lập quan hệ ngoại giao ngày tháng năm nào?

Phương án 1: Ngày 5 tháng 9 năm 1961

Phương án 2: Ngày 18 tháng 7 năm 1962 

Phương án 3: Ngày 5 tháng 9 năm 1962 Đáp án

Câu 2: Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào được ký ngày tháng năm nào?

Phương án 1: Ngày 5 tháng 9 năm 1977

Phương án 2: Ngày 18 tháng 7 năm 1977 Đáp án

Phương án 3: Ngày 19 tháng 7 năm 1977

Câu 3: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đến bản Xiềng Vang, xã Xiềng Mương, huyện Noỏng Bốc, tỉnh Khăm Muộn (Lào) để hoạt động cách mạng vào năm nào?

Phương án 1: Năm 1927

Phương án 2: Năm 1928

Phương án 3: Năm 1929 Đáp án

Câu 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc các câu thơ sau trong bối cảnh và thời gian nào?

“Thương nhau mấy núi cũng trèo,

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.

Việt – Lào, hai nước chúng ta,

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long. ”

Phương án 1: Trong buổi tiễn vua Lào Xri Xavang Vátthana, ngày 10/3/1960

Phương án 2: Trong buổi tiễn vua Lào Xri Xavang Vátthana, ngày 13/3/1962

Phương án 3: Trong buổi tiễn vua Lào Xri Xavang Vátthana, ngày 13/3/1963  Đáp án

Câu 5: “…nhiều đồng chí Việt Nam đã hy sinh trên chiến trường Sầm Nưa, Cánh đồng Chum. . , nhiều cán bộ Việt Nam đã sang Lào hoạt động từ lúc cách mạng mới bắt đầu cho đến khi tóc bạc, coi nhân dân Lào như nhân dân mình, coi sự nghiệp cách mạng Lào như sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Tình nghĩa giữa hai dân tộc, hai đảng và hai quân đội chúng ta thật vô cùng thắm thiết”.

Bạn hãy cho biết tác giả và bối cảnh của đoạn trích trên?

Phương án 1: Cayxỏn Phômvihản, trích Báo cáo tại Đại hội thành lập Đảng Nhân dân Lào, năm 1955 Đáp án

Phương án 2: Cayxỏn Phômvihản, trích bài phát biểu tại buổi bế mạc Hội nghị rút kinh nghiệm về vấn đề tác chiến ở Lào, ngày 21/9/1965

Phương án 3: Xuphanuvông, trích thư gửi Cụ Lê Thước, tháng 11/1951

Câu 6: Ai là tác giả của đoạn trích dưới đây và nói vào thời gian nào?

“Quan hệ hữu nghị anh em giữa nhân dân Lào và Việt Nam thật là vĩ đại, không thể có bài hát, bài thơ nào ca ngợi hết được. Tình đoàn kết Lào - Việt Nam cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, đẹp hơn trăng rằm, ngát thơm hơn bất cứ đóa hoa nào thơm nhất. ”

Phương án 1: Xuphanuvông, tháng 5/1945

Phương án 2: Cayxỏn Phômvihản, tháng 5/1970 Đáp án

Phương án 3: Xuphanuvông, tháng 5/1971

Câu 7: Việt Nam, Lào và Campuchia cùng chung một đảng, lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời gian nào?

Phương án 1: Từ tháng 10/1930 đến tháng 2/1951

Phương án 2: Từ tháng 2/1930 đến tháng 2/1951  Đáp án

Phương án 3: Từ tháng 10/1930 đến tháng 5/1945

Câu 8: “Đối với Lào và Miên, nước Việt Nam tôn trọng nền độc lập của hai nước đó và bày tỏ lòng mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nước có chủ quyền”.

Đoạn trích trên trong Lời kêu gọi Liên hợp quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian nào?

Phương án 1: Năm 1945

Phương án 2: Năm 1946  Đáp án

Phương án 3: Năm 1947

Câu 9: Thủ đô của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào có tên là gì?

Phương án 1: Savanakhet

Phương án 2: Louangphrabang

Phương án 3: Vientiane Đáp án

Câu 10: Ca khúc “Tình Việt Lào” của nhạc sĩ Hồ Hữu Thới được sáng tác vào năm nào?

Có thể thưởng thức ca khúc này qua đường link sau:

https://www. youtube. com/watch?v=97XSIsXvYq4

Phương án 1: Năm 2000

Phương án 2: Năm 2001 Đáp án

Phương án 3: Năm 2002

Thể lệ Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam” năm 2022

1. Mục đích

- Cuộc thi nhằm góp phần vào thành công của “Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2022”; thiết thực kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.

- Giáo dục truyền thống cách mạng, làm cho mỗi người dân, nhất là thế hệ trẻ của hai nước hiểu sâu sắc hơn về quan hệ hữu nghị và tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước.

- Thông tin rộng rãi, có sức lan tỏa tới các tầng lớp nhân dân trong nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, bạn bè quốc tế về ý nghĩa lịch sử, tầm quan trọng của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.

2. Các quy định chung

2. 1. Đối tượng dự thi

Tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài đều có quyền tham gia dự thi, không phân biệt quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp, tôn giáo. Độ tuổi dự thi: Từ đủ 14 tuổi trở lên tính đến thời điểm làm bài thi.

Ban Tổ chức khuyến khích công dân hai nước Việt Nam và Lào đang sinh sống, lao động và học tập ở nước ngoài, bạn bè quốc tế tham gia dự thi.

Các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Ban Nội dung, Ban Thư ký Cuộc thi không được tham gia dự thi.

2. 2. Nội dung thi

Cuộc thi tập trung vào những nội dung cơ bản sau:

- Về lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào qua các thời kỳ lịch sử, tập trung nhấn mạnh vào giai đoạn từ năm 1962 đến nay.

- Các lãnh tụ Đảng, Nhà nước Việt Nam - Lào qua các thời kỳ.

- Những cá nhân điển hình có đóng góp quan trọng cho việc phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào.

- Các thành tựu hợp tác trên tất cả các lĩnh vực mà hai nước đã đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước và trong giai đoạn hiện nay.

- Các khuôn khổ hợp tác song phương giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai Chính phủ; giữa các địa phương của Việt Nam và Lào.

- Giới thiệu vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người; truyền thống văn hóa, lịch sử; các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Lào.

- Tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, Ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam Lào và các hoạt động trong “Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022”.

2. 3. Hình thức thi

Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm trực tuyến hằng tuần trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, mạng xã hội VCNet và các cơ quan báo chí phối hợp trong thời gian 12 tuần từ ngày 13/6/2022 đến ngày 05/9/2022.

3. Cách thức tham gia

- Cách 1: Truy cập vào phần mềm “Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam” năm 2022 tại địa chỉ vietlao. dangcongsan. vn.

- Cách 2: Truy cập vào banner “Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam” năm 2022 trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (dangcongsan. vn), mạng xã hội VCNet (vcnet. vn) hoặc các cơ quan báo chí phối hợp để vào phần mềm Cuộc thi.

Mỗi tuần, Ban Tổ chức Cuộc thi đưa ra 10 câu hỏi thi với các phương án trả lời có sẵn, trong đó có phương án đúng. Người dự thi lựa chọn phương án đúng, sau đó điền vào ô "Dự đoán số người trả lời đúng”, nhập mã xác thực và bấm vào ô "Gửi bài thi". Người dự thi cần cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin định danh cá nhân, số điện thoại, địa chỉ để Ban Tổ chức liên hệ khi đoạt giải.

Ban Tổ chức không hạn chế số lần tham gia của người dự thi, tuy nhiên chỉ công nhận 01 kết quả tốt nhất và có thời gian trả lời sớm nhất trong số các lần dự thi trong một tuần thi. Trong trường hợp một số người dự thi (từ 02 người trở lên) cùng trả lời đúng tất cả các câu hỏi thi, cùng dự đoán chính xác hoặc dự đoán gần đúng số người trả lời đúng, Ban Tổ chức sẽ căn cứ vào thời gian gửi bài thi để trao thưởng cho người có câu trả lời sớm hơn. Thời gian trả lời được tính từ khi bắt đầu cuộc thi hằng tuần (ngày, giờ, phút, giây theo đồng hồ điện tử của phần mềm chấm thi).

Thời gian thi trắc nghiệm hằng tuần: Bắt đầu từ 16h00 ngày thứ Hai hằng tuần, kết thúc vào 15h00 ngày thứ Hai của tuần tiếp theo.

Trong quá trình tham gia Cuộc thi, nếu có vướng mắc, các địa phương, đơn vị và người dự thi vui lòng liên hệ với Ban Tổ chức qua các số điện thoại sau đây để được giải đáp: 080. 48459 – 0867. 062968.

4. Giải thưởng

Mỗi tuần thi có các giải thưởng như sau:

- 01 giải Nhất: 3. 000. 000 đồng

- 02 giải Nhì: 2. 000. 000 đồng

- 05 giải Ba: 1. 000. 000 đồng

5. Công bố kết quả và trao thưởng

5. 1. Công bố giải thưởng cuộc thi tuần

Các giải thưởng được công bố ngay sau khi có kết quả cuộc thi tuần (chậm nhất là 18 giờ ngày thứ Hai hằng tuần) trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, mạng xã hội VCNet và các phương tiện thông tin đại chúng.

5. 2. Trao thưởng

Ban Tổ chức sẽ trao các giải thưởng, bao gồm tiền thưởng, Giấy chứng nhận đoạt giải cho các cá nhân đoạt giải hằng tuần tại Lễ tổng kết Cuộc thi, dự kiến tổ chức trong tháng 9/2022. Trong trường hợp không thể đến dự Lễ tổng kết Cuộc thi, người đoạt giải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về tài khoản ngân hàng, số điện thoại, địa chỉ liên hệ để Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (Ban Thư ký Cuộc thi) gửi Giấy chứng nhận đoạt giải qua bưu điện và chuyển tiền giải thưởng qua tài khoản ngân hàng hoặc bưu điện sau Lễ tổng kết Cuộc thi.

Ban Tổ chức cũng dự kiến sẽ khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức, triển khai Cuộc thi và những địa phương, đơn vị có số người dự thi cao nhất, có nhiều người đoạt giải…

6. Các quy định khác

Người dự thi phải cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân trùng khớp với giấy tờ tùy thân lên hệ thống Cuộc thi. Nghiêm cấm việc nhờ người khác thi hộ, sử dụng thông tin của người khác để đăng ký tham gia thi, nếu bị phát hiện sẽ bị hủy kết quả thi.

Trong trường hợp Ban Tổ chức không liên hệ được với người đoạt giải theo thông tin cá nhân đã cung cấp lên hệ thống Cuộc thi, giải thưởng sẽ bị huỷ bỏ trước khi diễn ra Lễ tổng kết Cuộc thi.

Thí sinh có thể tham gia thi vào bất cứ thời gian nào trong khung giờ mà Ban Tổ chức thông báo. Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm đối với lỗi kết nối do đường truyền mạng hoặc lỗi do thiết bị của người dự thi.

Trong thời gian diễn ra Cuộc thi, nếu có những vấn đề phát sinh ngoài quy định của Thể lệ này, Ban Tổ chức sẽ xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. /.

27 Tháng chín, 2022

Xem thêm