3 lý do khiến nồi cơm điện nhảy sớm và cách khắc phục

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 07 Tháng một, 2019

Đôi khi cơm bị nát, sượng, không chín... có thể do nồi cơm điện nhà bạn đã gặp vấn đề. Nguyên nhân chính thường do nồi bị nhảy sớm mà bạn không để ý. Đừng lo! Trong bài viết dưới đây, Vndoc sẽ lý giải cho bạn những nguyên nhân chính khiến nồi cơm điện nhảy sớm và cách khắc phục.

Nguyên nhân nồi cơm điện nhảy sớm, cơm nấu không chín

1. Do đổ nước quá ít

Nguyên nhân đầu tiên nấu cơm bị sống hay sượng là do bạn cho nước quá ít, dẫn đến gạo không hấp thụ đủ nước, chỉ mới nở ra nhưng không đủ nước và nhiệt để nấu chín cơm. Lúc này bạn nên kiểm tra lại và thêm nước cho lần nấu sau. Tùy loại gạo khô hay dẻo mà cho lượng nước khác nhau, tránh tình trạng cơm sống hay nhão.

Tham khảo:

2. Do rơ le của nồi

Nguyên nhân thứ hai là do rơ le của nồi tự động ngắt sớm, chuyển từ nút nấu lên nút giữ ấm sớm (do quá nhiệt) dẫn đến cơm bị sống. Với lỗi này, bạn nên đem nồi đến tiệm hoặc trung tâm bảo hành để thay rơ le mới cho nồi, không nên tự ý sửa chữa tại nhà nếu bạn không biết chính xác về cách thao tác.

3. Đáy nồi bị cong

Một nguyên nhân nữa là do đáy nồi quá cong nên không thể tiếp xúc đủ nhiệt độ cần thiết. Vì thế, cơm bị sống. Lúc này, bạn cần tìm mua một cái lòng nồi khác để thay thế lòng nồi hiện tại thì sẽ khắc phục được ngay tình trạng này. Bạn có thể liên lạc với nơi bán hàng hay trung tâm bảo hành của hãng. Thường nhà sản xuất sẽ báo giá cho bạn giá lòng nồi khoảng 1/3 - 1/2 giá thành nồi.

Cách khắc phục nồi cơm điện bị nhảy sớm

1. Điều chỉnh độ dài lò xo nhiệt

  • Đổ bỏ nước đọng trong cốc hứng nước của nồi cơm điện ra, tháo bỏ lòng nồi.
  • Lật ngược nồi cơm điện, mở vít giữa đáy nồi. Nậy đáy nồi và mở ra. Sau đó quan sát bên trong sẽ thấy một thanh thép nối dài với nút ấn của nồi cơm điện ở chính giữa nồi.
  • Tiếp tục quan sát sẽ thấy thanh thép nối với một rờ le nhiệt, rơ le nhiệt này được giữ bởi ba chấu xung quanh. Sử dụng kìm mỏ nhọn để bẻ các chấu giữ xung quanh và chính giữ để tháo rơ le nhiệt ra.
  • Tháo lò xo ra khỏi rờ le nhiệt và điều chình lò xo bằng cách thay đổi độ dài (trong trường hợp này là co lò xo lại với mức điều chỉnh khoảng 5mm).
  • Sau đó thì lắp lại lò xo và rơ le, gắn lại rơ le vào đáy nồi theo vị trí ban đầu. Lắp lại nồi và nấu thử.

2. Làm thẳng đáy nồi cơm điện

Các bạn lấy 1 vật nặng, chắc chắn, đóng nhẹ đáy nồi cho lún xuống.

Chú ý: khi đóng ruột nồi lún xuống cũng không nên quá mạnh tay. Kiểm tra bằng cách bỏ ruột nồi vào lấy tay ấn nốt nấu cơm lên xuống thấy ổn là được.

3. Chỉnh mực nước khi nấu cơm

Các bạn nên điều chỉnh mức nước phù hợp theo số lượng gạo và từng loại gạo để có được nồi cơm nóng sốt, thơm ngon.

Lưu ý sử dụng và bảo quản nồi cơm điện

  • Gạo trong nồi phải được dàn phẳng, không được dồn vào một góc vì có thể sẽ có hiện tượng có phần chín phần không, cơm cứng cơm mềm.
  • Các linh kiện của nồi cơm điện đều đặt ở vỏ ngoài. Vì thế, hết sức tránh va đập làm biến dạng vỏ nồi. Đặc biệt, không làm va chạm mạnh giữa đáy nồi và tấm tăng nhiệt. Nếu gây ra bề mặt lồi lõm, sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả nấu nướng.
  • Thành trong của vỏ bếp không được lau rửa mà chỉ dùng vải khô để lau, và nhớ là phải ngắt điện rồi mới lau.
  • Nồi cơm điện chỉ có tác dụng nấu cơm hoặc hấp sấy thức ăn, không nên dùng để ninh hầm vì nhiệt độ trong nồi không bao giờ quá 100 độ C. Khi hấp sấy cũng cần chú ý đến thời gian sử dụng.
  • Không nấu các loại thực phẩm có tính axit hoặc kiềm để tránh làm mòn nồi nấu.
  • Với loại nồi được tráng một lớp men chống dính thì không được dùng bùi nhùi cứng để chà rửa.

Mua nồi cơm điện ở đâu giá tốt, chất lượng?

Hà Nội: Số 56, Phố Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy
Hotline: 024 35.68.69.69

TP HCM: 716 - 718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10
Hotline: (028) 3833 6666

Hi vọng với bài viết trên đây, các bạn có thể bỏ túi cho mình những kinh nghiệm hữu ích để lựa chọn được chiếc nồi cơm điện ưng ý và cho bữa cơm gia đình đậm đà, ấm áp hơn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi!

07 Tháng một, 2019