Giáo án Vật lý 10 bài 4: Sự rơi tự do

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

GIÁO ÁN VẬT LÝ 10

Giáo án Vật lý 10 bài 4: Sự rơi tự do được biên soạn chi tiết rõ ràng, nội dung bám chắc các kiến thức SGK. Nhờ đó quý thầy cô giáo sẽ dễ dàng hướng dẫn, giúp học sinh nắm vững nội dung bài học về: khái niệm về sự rơi tự do, đặc điểm của sự rơi tự do, gia tốc rơi tự do. Mời quý thầy cô giáo tham khảo nhằm soạn giáo án giảng dạy tốt nhất.

Bài 4: SỰ RƠI TỰ DO

I. Mục tiêu

a. Về kiến thức:

  • Trình bày, nêu được ví dụ và phân tích được khái niệm về sự rơi tự do.
  • Nêu được những đặc điểm của sự rơi tự do và gia tốc rơi tự do.

b. Về kĩ năng:

  • Giải được một số dạng bài tập đơn giản về sự rơi tự do.
  • Phân tích được hiện tương xảy ra trong các TN về sự rơi tự do (tiến hành được các TN đó ở nhà). Phân tích được hình ảnh hoạt nghiệm để rút ra đặc điểm của sự rơi tự do.

II. Chuẩn bị

GV: Dụng cụ TN

  • Sỏi với nhiều kích cỡ khác nhau, giấy phẳng nhỏ, bìa phẳng có khối lượng lớn hơn hòn sỏi nhỏ.
  • Sợi dây dọi và một vòng kim loại, tranh vẽ ảnh hoạt nghiệm.

III. Tiến trình giảng dạy

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (5')

  • Chuyển động như thế nào được gọi là chuyển động thẳng nhanh dần đều?
  • Hãy cho biết khái niệm gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều?

3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

- Chúng ta đã biết, ở cùng một độ cao một hòn đá sẽ rơi xuống đất nhanh hơn một chiếc lá. Vì sao như vậy? Có phải vật năng rơi nhanh hơn vật nhẹ hay không? Chúng ta cùng nhau nghiên cứu.

- Thả một vật từ một độ cao nào đó, nó sẽ chuyển động không vận tốc đầu, vật sẽ chuyển động xuống dưới. Đó là sự rơi tự do của vật.

- Chúng ta tiến hành một số TN để xem trong không khí vật năng luôn rơi nhanh hơn vật nhẹ hay không?

- Biểu diễn TN cho hs quan sát.

+ Thả một tờ giấy & một hòn sỏi (nặng hơn giấy)

+ Như TN 1 nhưng vo tờ giấy lại và nén chặt.

+ Thả 2 tờ giấy cùng kích thước, nhưng 1 tờ để thẳng & một tờ vo tròn, nén chặt.

+ Thả một hòn bi nhỏ & một tấm bìa đặt nằm ngang (cùng khối lượng)

- Qua 4 TN các em hãy TL rồi cho biết:

+ Trong TN nào vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ ?

+ Trong TN nào vật nhẹ rơi nhanh hơn vật nặng?

+ Trong TN nào 2 vật nặng như nhau lại rơi nhanh chậm khác nhau?

+ Trong TN nào 2 vật nặng, nhẹ khác nhau lại rơi nhanh như nhau?

- Vậy qua đó chúng ta kết luận được gì?

- Vậy theo em yếu tố nào ảnh hưởng đến sự rơi nhanh hay chậm của các vật trong không khí. Có phải do ảnh hưởng của không khí.

- Chúng ta cùng nhau kiểm tra đều đó thông qua TN Niu-tơn & Galilê.

- Các em đọc SGK phần 2.

- Đây là những TN mang tính kiểm tra tính đúng đắn của giả thiết trên.

- Các em có nhận xét gì về kết quả thu được của TN Niu-tơn.

- Vậy kết quả này có mâu thuẫn với giả thiết hay không?

- Vậy không khí ảnh hưỡng đến sự rơi tự do của các vật.

- Đến đây chúng ta kết luận được điều gì?

- Sự rơi của các vật trong trường hợp đó gọi là sự rơi tự do.

- Trong 4 TN trên, trong TN nào vật được coi là sự rơi tự do.

- Thực tế sự rơi tự do còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác.

Vậy: sự rơi tự do là sự rơi dưới tác dụng của trọng lực.

Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập

- Hs lắng nghe.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự rơi tự do của các vật trong không khí

- Chú ý quan sát TN từ đó rút ra kết luận.

+ Sỏi rơi xuống đất trước.

+ Rơi xuống đất cùng một lúc.

+ Tờ giấy vo tròn rơi xuống đất trước.

+ Bi rơi xuống đất trước.

- Thảo luận nhóm.

+ TN 1

+ TN 4

+ TN 3

+ TN 2

- Trong không khí thì không phải lúc nào vật nặng cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ.

- Hs thảo luận (nếu bỏ qua ảnh hưởng của không khí thì các vật sẽ rơi nhanh như nhau).

Hoạt động 3: Tìm hiểu sự rơi của các vật trong chân không

- Hs nghiên cứu SGK.

- Khi hút hết không khí trong ống ra thì bi chì & lông chim rơi nhanh như nhau.

- Không mâu thuẫn.

- Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mọi vật sẽ rơi nhanh như nhau

- Sự rơi của hòn sỏi, giấy nén chặt, hòn bi xe đạp được coi là sự rơi tự do.

I. Sự rơi trong không khí & sự rơi tự do

1. Sự rơi của các vật trong không khí

Trong không khí không phải lúc nào vật nặng cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ. Không khí là yếu tố ảnh hưởng đến sự rơi của các vật trong không khí.

2. Sự rơi của các vật trong chân không (sự rơi tự do)

a. Ống Niu-tơn.

b. Kết luận.

Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

Tài liệu liên quan: Giải bài tập Vật lý 10 bài 4: Sự rơi tự do

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!