Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 13

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án Tự nhiên xã hội 3

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 13 được soạn chi tiết, dễ hiểu sẽ giúp các em dễ dàng hiểu được các hoạt động phản xạ, nêu được một vài ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 12

BÀI 13: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, h/s có khả năng:

  • Phân tích được các hoạt động phản xạ.
  • Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.
  • Thực hành một số phản xạ.

II. ĐDDH:

- Các hình trong sgk/ 28, 29.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học
1. KTBC:
  • Cơ quan thần kinh gồm có những bộ phận nào?
  • Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan?
  • Gv nx, ghi điểm.

2. Bài mới:

Hoạt động 1: Làm việc với sgk.

a. Mục tiêu:

  • Phân tích được hoạt động phản xạ.
  • Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ thường gặp trong đời sống.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

- Y/c h/s quan sát các hình 1a, 1b và đọc mục "Bạn cần biết"/ 28/sgk và trả lời các câu hỏi:

  • Điều gì sẽ xảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng?
  • Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng?
  • Hiện tượng trên gọi là gì?

Bước 2: Làm việc cả lớp.

  • Mỗi nhóm trình bày phần trả lời của 1 câu hỏi:
  • Khi tay chạm vào cốc nước nóng lập tức rụt lại.
  • Tuỷ sống đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng.
  • Hiện tượng tay vừa chạm vào vật nóng đã rụt lại ngay được gọi là phản xạ.

→ KL: SGK

- Nêu 1 vài VD về những phản xạ thường gặp trong đời sống.

- H/s trả lời

- H/s nx

- H/s làm việc theo nhóm 4.

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm trả lời.

- Đại diện nhóm b/c. Các nhóm khác nx, bổ sung.

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!