Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 7: Tập làm văn - Luyện tập tả cảnh (tiếp theo)

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án Tiếng việt 5

Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 7: Tập làm văn - Luyện tập tả cảnh giúp học sinh biết chuyển một phần dàn ý của bài văn tả cảnh sông nước thành một đoạn văn hoàn chỉnh, trong đó thể hiện rõ đối tượng miêu tả (đặc điểm hoặc bộ phận của cảnh), trình tự miêu tả, nét nổi bật của cảnh, cảm xúc của người tả cảnh. Mời các thầy cô tham khảo chi tiết.

Tập làm văn

Luyện tập tả cảnh

I. Mục tiêu

- Biết dựa vào dàn ý của bài văn tả cảnh sông nước đã lập, chuyển một phần dàn ý của bài văn tả cảnh sông nước thành một đoạn văn hoàn chỉnh, trong đó thể hiện rõ đối tượng miêu tả (đặc điểm hoặc bộ phận của cảnh), trình tự miêu tả, nét nổi bật của cảnh, cảm xúc của người tả cảnh.

II. Đồ dùng dạy - học

- Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng HS.

- Một tờ giấy khổ to và bút dạ cho một đến hai HS làm bài.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu HS đọc lại dàn ý của bài văn tả cảnh sông nước mà các em đã chuẩn bị sẵn.

- Ba đến bốn HS đứng tại chỗ thực hiện theo yêu cầu của GV. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- GV nhận xét, cho điểm.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

- Tiết Tập làm văn trước các em đã luyện tập viết câu mở đoạn, hiểu quan hệ liên kết giữa các câu trong một đoạn văn. Hôm nay các em sẽ dựa vào dàn ý đã lập trong tuần trước về bài văn tả cảnh sông nước để viết thành một đoạn văn.

- HS lắng nghe.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở.

2. Hướng dẫn HS luyện tập

- GV đưa ra đề bài đã viết sẵn trên bảng phụ, yêu cầu một HS đọc đề bài.

- Một HS đọc đề bài . Cả lớp theo dõi đề bài trên bảng phụ.

- Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì?

- Viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước dựa trên dàn ý đã lập.

- GV nhấn lại các ý và gạch chân dưới các từ quan trọng như bên.

- Dựa vào dàn ý mà em đã lập trong tuần trước, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.

- GV yêu cầu HS đọc thầm phần gợi ý và hỏi:

- HS đọc thầm gợi ý trả lời:

+ Gợi ý 1 gợi ý điều gì?

- GV nói thêm: Đoạn văn này thuộc phần thân bài. Trong một bài văn tả cảnh phần thân bài có nhiều đoạn văn mỗi đoạn miêu tả một đặc điểm hay một bộ phận của cảnh. Các em lựa chọn một trong những đặc điểm hoặc bộ phận của cảnh để viết thành một đoạn văn.

+ Gợi ý 1 gợi ý chúng ta xác định đối tượng miêu tả của đoạn văn, miêu tả đặc điểm nào hoặc bộ phận nào của cảnh.

+ Gọi HS một đến hai HS nêu đối tượng miêu tả trong đoạn văn mà các em định viết.

+ Một đến hai HS nêu đối tượng miêu tả của đoạn văn mà các em định viết. Chẳng hạn:

HS 1: Bài văn của em viết về cảnh đẹp của hồ thay đổi trong một ngày bao gồm các đoạn viết về mặt hồ buổi sáng, buổi trưa và chiều tối. Em định viết đoạn văn miêu tả cảnh đẹp hồ vào lúc hoàng hôn (chiều tối).

HS 2: Bài văn của em viết về cảnh đẹp dòng sông quê hương trong một đêm trăng sáng. Bao gồm các đoạn viết về cảnh vật hai bên bờ sông và vẻ đẹp êm đềm của dòng sông dưới ánh trăng đêm, hoạt động của người và vật trên dòng sông. Em dự định viết đoạn miêu tả vẻ đẹp êm đềm của dòng sông dưới ánh trăng.

+ Gợi ý 2 gợi ý chúng ta điều gì?

+ Gợi ý 2 gợi ý chúng ta xác định trình tự miêu tả trong đoạn văn định viết. Theo trình tự thời gian, thời điểm. Trình tự không gian từ xa đến gần, cao xuống thấp.... Theo cảm nhận của từng giác quan.

+ Gọi một HS (khá giỏi)dựa vào gợi ý 2 để minh hoạ qua đoạn mình định viết, bằng câu hỏi: các trình tự miêu tả trong đoạn văn em định viết được thể hiện như thế nào?

+ HS trả lời. Chẳng hạn: khi viết vẻ đẹp êm đềm của dòng sông dưới ánh trăng đêm. Theo trình tự không gian từ cao xuống thấp miêu tả vẻ đẹp của mặt trăng, ánh trăng chiếu xuống mặt nước sông trước sau đó mới miêu tả mặt nước sông. Thời điểm miêu tả lúc này mặt trăng đã lên cao. Cảm nhận lúc này bằng mắt (thị giác) về vẻ đẹp của trăng, mặt nước dòng sông ..., Cảm nhận bằng da (xúc giác) sự mát mẻ của đêm, của gió,...Cảm nhận bằng tai (thính giác) về những âm thanh gợi lên sự tĩnh mịch của dòng sông dưới đêm trăng....

+ Gợi ý 3 gợi ý điều gì?

+ Gợi ý 3 gợi ý tìm những chi tiết nổi bật, những liên tưởng thú vị.

+ Gọi một HS khágiỏi trả lời: Em viết đoạn văn nói về điều gì? Chi tiết nào nổi bật trong đoạn văn đó và khi tả những đặc điểm đó của cảnh em có những liên tưởng gì?

+ HS trả lời. Chẳng hạn: Em viết về cảnh đẹp của một hồ nước vào lúc hoàng hôn. Đó là một vẻ đẹp huy hoàng, toàn không gian nhuốm một màu hồng rực rỡ báo hiệu một ngày sắp tàn. Mặt hồ ửng hồng một cách mạnh mẽ làm cho không gian quanh hồ rực sáng hẳn lên. Nó có vẻ nuối tiếc một ngày đã trôi qua, cố sức để níu kéo những ánh sáng đang yếu ớt dần của mặt trời. Hình như nó không muốn sống trong bóng đen của màn đêm tĩnh lặng đầy bí hiểm.

+ Gợi ý thứ tư gợi ý điều gì?

GV nói thêm: Khi tả chúng ta phải lựa các câu văn trình bày cảm xúc chân thật, tự nhiên tránh sáo rỗng.

+ Tìm cách thể hiện tình cảm, cảm xúc.

+ Gợi ý 5 gợi ý chúng ta điều gì?

+ Xác định nội dung của câu mở đầu và câu kết đoạn. câu mở đầu có thể nêu ý của toàn đoạn: Giới thiệu cảnh vật hoặc đặc điểm của cảnh vật định miêu tả. Câu kết đoạn có thể nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của mình về cảnh vật.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- GV phát giấy khổ to và bút dạ cho một đến hai HS khá giỏi làm bài, nhắc các em viết bài trên giấy khổ to.

- Sau khi HS làm xong yêu cầu HS trao đổi với bạn theo nhóm đôi kết quả bài làm của mình.

- HS căn cứ vào dàn bài để ghi ra vở nháp một đoạn văn. Những em nào viết tốt có thể viết nhiều hơn.

- Hai HS nhận giấy khổ to và bút dạ thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS trao đổi với bạn để sửa chữa và học tập lẫn nhau.

- Gọi HS trình bày và nhận xét bài làm của bạn.

- GV lưu ý nên giành thời gian cho HS trình bày là chính, nhận xét mang tính sơ lược những điểm mấu chốt nhất, tránh những nhận xét vụn vặt làm mất thời gian và sự hào hứng của HS.

- HS lần lượt trình bày kết quả bài làm của mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS; tuyên dương khen ngợi các HS viết được các câu văn hay thể hiện sự quan sát tinh tế phù hợp với đoạn văn.

- HS lắng nghe.

3. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những bạn có đoạn văn hay.

- HS lắng nghe.

- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn vào vở, quan sát và ghi lại những điều quan sát được về một cảnh đẹp ở địa phương.

- HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm