Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 5: Chính tả - Một chuyên gia máy xúc

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án Tiếng việt lớp 5

Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 5: Chính tả - nghe viết Mọt chuyên gia máy xúc được biên soạn chi tiết rõ ràng giúp các em học sinh nghe - viết trình bày được một đoạn văn trong bài: Một chuyên gia máy xúc, nắm được cách đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm uô/ua. Mời các thầy cô tham khảo giảng dạy.

Chính tả

Nghe - viết: Một chuyên gia máy xúc

Luyện tập đánh dấu thanh (ở các tiếng chứa uô / ua)

I. Mục tiêu

1. Nghe - viết và trình bày đúng một đoạn văn trong bài Một chuyên gia máy xúc.

2. Nắm được cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô/ua.

II. Đồ dùng dạy - học

- Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS lên bảng viết các tiếng tiến, biển, bìa, mía vào mô hình vần; sau đó nêu quy tắc đánh dấu thanh cho trong từng tiếng.

- Hai HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV. HS dưới lớp làm bài vào vở nháp.

- GV nhận xét và cho điểm.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài

- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết một đoạn trong bài Một chuyên gia máy xúc và làm bài tập để nắm được cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô/ua.

- HS lắng nghe.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở.

2. Hướng dẫn HS nghe - viết

a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn

- GV đọc bài chính tả trong SGK. GV chú ý đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh HS dễ viết sai.

- HS lắng nghe và theo dõi trong SGK.

- Đoạn văn nói về điều gì?

- Đoạn văn miêu tả dáng vẻ gần gũi của một người ngoại quốc qua cái nhìn của một người công nhân.

b) Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Đọc và viết các từ ngữ: cửa kính, ngoại quốc, hối hả, giản dị, ...

c) Viết chính tả

- Đọc cho HS viết bài.

- HS nghe GV đọc và viết theo.

d) Soát lỗi và chấm bài

- Đọc bài cho HS soát lỗi.

- HS dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.

- GV chấm nhanh từ 5 - 7 bài của HS và nhận xét bài viết của các em.

- Cả lớp theo dõi, lắng nghe, tự đối chiếu với SGK để sửa những lỗi sai.

3. Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài tập 2

- Gọi một HS đọc yêu cầu bài tập.

- Một HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm trong SGK.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- HS làm bài vào vở. Một HS làm bài trên bảng.

- Gọi HS dưới lớp nối tiếp đọc bài của mình.

- HS lần lượt đọc các tiếng có chứa uô, ua có trong bài và nêu cách đánh dấu thanh trong mỗi tiếng vừa tìm được. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng, chốt lại lời giải đúng.

- HS nhận xét, chữa bài trên bảng cho bạn (nếu sai).

- Các tiếng có chứa ua: của, múa. Các tiếng có chứa uô: cuốn, cuộc, buôn, muôn.

- Cách đánh dấu thanh:

+ Trong các tiếng có ua (tiếng không có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua- chữ u.

+ Trong các tiếng có (tiếng có âm cuối): dấu thanh đặt ở chức cái thứ hai của âm chính uô - chữ ô

Bài tập 3

- Gọi một HS đọc yêu cầu bài tập.

- Một HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm trong SGK.

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. GV phát bút dạ, giấy khổ to cho các nhóm làm bài.

- HS các nhóm trao đổi, cử một thư kí viết nhanh lên giấy kết quả bài làm của nhóm.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- Đại diện mỗi nhóm dán kết quả bài làm trên bảng lớp, trình bày kết quả bài làm của nhóm.

- GV và cả lớp nhận xét, tính điểm thi đua xem nhóm nào làm nhanh và đúng nhất.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

4. Củng cố, dặn dò

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm