Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 4: Kể chuyện - Một nhà thơ chân chính

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án Tiếng việt lớp 4

Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 4: Kể chuyện - Một nhà thơ chân chính giúp các em học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu không chịu khuất phục cường quyền. Bên cạnh đó, chăm chú nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện, theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn. Mời các thầy cô tham khảo, giảng dạy.

KỂ CHUYỆN

MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH

I. Mục tiêu:

1. Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa trả lời được các câu hỏi về nội dung, kể lại được toàn bộ câu chuyện một cách tự nhiên, phối hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.

2. Hiểu được ý nghĩa của truyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền.

3. Biết đánh giá, nhận xét bạn kể.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Tranh minh họa truyện trang 40, SGK phóng to.

2. Giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi , để chỗ trống cho HS trả lời + bút dạ.

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. KTBC:

- Gọi HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

- Nhận xét, cho điểm HS.

2. Bài mới:

a . Giới thiệu bài

- Treo tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?

- Giới thiệu: Câu chuyện dân gian Nga về một nhà thơ chân chính của vương quốc Đa-ghet-xtan sẽ giúp các em hiểu thêm về một con người chân chính, ngay thẳng, chính trực.

b. GV kể chuyện

- GV kể chuyện lần 1: Chú ý giọng kể thông thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự bạo ngược của nhà vua, nỗi thống khổ của nhân dân, khí phách của nhà thơ dũng cảm, không chịu khuất phục sự bạo tàn. Đoạn cuối kể với giọng hào hùng, nhịp nhanh.Vừa kể, vừa chỉ vào tranh minh họa và yêu cầu HS quan sát tranh.

- Yêu cầu HS đọc thầm các câu hỏi ở bài 1

- GV kể lần 2.

c. Kể lại câu chuyện

* Tìm hiểu truyện

- Phát giấy + bút dạ cho từng nhóm.

- Yêu cầu HS trong nhóm, trao đổi, thảo luận để có câu trả lời đúng.

- GV đến giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn. Đảm bảo HS nào cũng được tham gia.

- Yêu cầu nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho từng câu hỏi.

- Kết luận câu trả lời đúng.

- Gọi HS đọc lại phiếu.

+ Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?

+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?

+ Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào?

+ Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?

* Hướng dẫn kể chuyện

- Yêu cầu HS dựa vào câu hỏi và tranh minh họa kể chuyện trong nhóm theo từng câu hỏi và toàn bộ câu chuyện.

- Gọi HS kể chuyện.

- Nhận xét, cho điểm từng HS.

- Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện.

- Gọi HS nhận xét bạn kể.

- Cho điểm HS.

* Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện

- Hỏi:

+ Vì sao nhà vua hung bạo thế lại đột ngột thay đổi thái độ?

+ Nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ mà thay đổi hay chỉ muốn đưa nhà thơ lên giàn hỏa thiêu để thử thách .

+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?

- Gọi HS nêu ý nghĩa câu chuyện.

- Tổ chức cho HS thi kể.

- Nhận xét tìm ra bạn kể hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất.

3. Củng cố – dặn dò:

- Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa của truyện.

- Nhận xét, cho điểm HS.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe, sưu tầm các câu chuyện về tính trung thực mang đến lớp.

- 2 HS kể chuyện.

- Bức tranh vẽ cảnh một người đang bị thiêu trên giàn lửa, xung quanh mọi người đang la ó, một số người đang dội nước, dập lửa.

- Lắng nghe

- Nhận đồ dùng học tập.

- 1 HS đọc câu hỏi, các HS khác trả lời và thống nhất ý kiến rồi viết vào phiếu.

- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.

- Chữa vào phiếu của nhóm mình (Nếu sai)

- 1 HS đọc câu hỏi, 2 HS đọc câu trả lời.

+ Truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân .

+ Vua ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được tác giả của bài hát ấy, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.

+ Các nhà thơ, nghệ nhân lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng.

+ Vì vua thật sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật.

- Khi 1 HS kể các em khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn.

- Gọi 4 HS kể chuyện tiếp nối nhau (mỗi HS tương ứng với nội dung 1 câu hỏi) – 2 lượt HS kể.

- 3 HS kể.

- Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.

- Tiếp nối nhau trả lời đến khi có câu trả lời đúng.

+ Vì nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ.

+ Nhà vua thật sự khâm phục lòng trung thực của nhà thơ, dù chết cũng không chịu nói sai sự thật.

+ Ca ngợi nhà thơ chân chính thà chết trên giàn lửa thiêu chứ không ca ngợi ông vua bạo tàn. Khí phách đó đã khiến nhà vua khâm phục, kính trọng và thay đổi thái độ.

- 3 HS nhắc lại.

- HS thi kể và nói ý nghĩa của truyện.

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm