Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 3: Tập làm văn - Viết thư

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án Tiếng việt lớp 4

Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 3: Tập làm văn - Viết thư được trình bày chi tiết, khoa học giúp các em học sinh dễ dàng hiểu được mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư. Đồng thời, biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin. Mời các thầy cô cùng tham khảo chi tiết.

TẬP LÀM VĂN

VIẾT THƯ

I. Mục tiêu:

- Hiểu được mục đích của việc viết thư.

- Biết được nội dung và kết cấu thông thường của một bức thư.

- Biết viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin đúng nội dung, kết cấu lời lẽ chân thành, tình cảm.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Bảng phụ viết sẵn phần Ghi nhớ.

2. Bảng lớp viết sẵn đề bài phần Luyện tập.

3. Giấy khổ lớn ghi sẵn câu hỏi + bút dạ.

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. KTBC:

- Gọi 1 HS trả lời câu hỏi: Cần kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật để làm gì?

- Gọi 2 HS đọc bài làm bài 1, 2.

- Nhận xét và cho điểm từng HS.

2. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Hỏi:

+ Khi muốn liên lạc với người thân ở xa, chúng ta làm cách nào?

- Vậy viết một bức thư cần chú ý những điều gì?

Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này.

b) Tìm hiểu ví dụ

- Yêu cầu HS đọc lại bài Thư thăm bạn trang 25, SGK.

- Hỏi:

+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?

+ Theo em, người ta viết thư để làm gì?

+ Đầu thư bạn Lương viết gì?

+ Lương thăm hỏi tình hình gia đình và địa phương của Hồng như thế nào?

+ Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì?

+ Theo em, nội dung bức thư cần có những gì ?

+ Qua bức thư, em nhận xét gì về phần Mở đầu và phần Kết thúc?

c) Ghi nhớ

- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc.

d) Luyện tập

* Tìm hiểu đề

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Gạch chân dưới những từ: trường khác để thăm hỏi, kể, tình hình lớp, trường em.

- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm.

- Yêu cầu HS trao đổi, viết vào phiếu nội dung cần trình bày.

- Gọi các nhóm hoàn thành trước dán phiếu lên bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét để hoàn thành phiếu đúng:

+ Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai?

(viết thư cho một bạn trường khác)

+ Mục đích viết thư là gì? (Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, trường em hiện nay)

+ Thư viết cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào? xưng bạn – mình, cậu – tớ)

+ Cần thăm hỏi bạn những gì? (Hỏi thăm sức khỏe, việc học hành ở trường mới, tình hình gia đình, sở thích của bạn)

+ Em cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, trường mình? (Tình hình học tập, sinh hoạt, vui chơi, văn nghệ, tham quan, thầy cô giáo, bạn bè, kế hoạch sắp tới của trường, lớp em)

+ Em nên chúc, hứa hẹn với bạn điều gì?(Chúc bạn khỏe, học giỏi, hẹn thư sau).

* Viết thư

- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý trên bảng để viết thư.

- Yêu cầu HS viết. Nhắc HS dùng những từ ngữ thân mật, gần gũi, tình cảm bạn bè chân thành.

- Gọi HS đọc lá thư mình viết.

- Nhận xét và cho điểm HS viết tốt.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà viết lại bức thư vào vở và chuẩn bị bài sau.

- 1 HS trả lời câu hỏi.

- 2 HS đọc.

- Lắng nghe.

+ Khi muốn liên lạc với người thân ở xa, chúng ta có thể gọi điện, viết thư.

- 1 HS đọc thành tiếng.

+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương mất mát không gì bù đắp nổi.

+ Để thăm hỏi, động viên nhau, để thông báo tình hình, trao đổi ý kiến, bày tỏ tình cảm.

+ Bạn Lương chào hỏi và nêu mục đích viết thư cho Hồng.

+ Lương thông cảm, sẻ chia hòan cảnh, nỗi đau của Hồng và bà con địa phương.

+ Lương báo tin về sự quan tâm của mọi người với nhân dân vùng lũ lụt: quyên góp ủng hộ. Lương gửi cho Hồng toàn bộ số tiền tiết kiệm.

+ Nội dung bức thư cần:

  • Nêu lí do và mục đích viết thư.
  • Thăm hỏi người nhận thư.
  • Thông báo tình hình người viết thư.
  • Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm.

+ Phần Mở đầu ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi.

+ Phần Kết thúc ghi lời chúc, lời hứa hẹn.

- 3 đến 5 HS đọc thành tiếng.

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.

- Nhận đồ dùng học tập.

- Thảo luận, hoàn thành nội dung.

- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.

- HS suy nghĩ và viết ra nháp.

- Viết bài.

- 3 đến 5 HS đọc.

- HS cả lớp.

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm