Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 3 bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án Tiếng việt lớp 4

Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 3: Kể chuyện - Kể chuyện đã nghe, đã đọc giúp các em học sinh biết cách kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người. Đồng thời, hiểu được nội dung của truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. Mời các thầy cô tham khảo giảng dạy.

KỂ CHUYỆN

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I. Mục tiêu:

1. HS kể lại tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc lòng nhân hậu: Câu chuyện phải có cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa về lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người.

2. Hiểu được ý nghĩa của truyện các bạn kể.

3. Nghe và biết nhận xét, đánh giá lời kể và ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.

4. Rèn luyện thói quen ham đọc sách.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Dặn HS sưu tầm các truyện nói về lòng nhân hậu.

2. Bảng lớp viết sẵn đề bài có mục gợi ý 3.

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. KTBC:

- Gọi 2 HS lên bảng kể lại truyện thơ: Nàng tiên Ốc.

- Nhận xét, cho điểm từng HS

2. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Gọi HS giới thiệu những quyển truyện đã chuẩn bị.

- Giới thiệu: Mỗi em đã chuẩn bị một câu chuyện mà đã được đọc, nghe ở đâu đó nói về lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người. Tiết kể chuyện hôm nay chúng ta cùng thi xem bạn nào có câu chuyện hay nhất? Bạn nào kể hấp dẫn nhất nhé!

b) Hướng dẫn kể chuyện

* Tìm hiểu đề bài

- Gọi HS đọc đề bài. GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, lòng nhân hậu.

- Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần Gợi ý.

- Hỏi:

+ Lòng nhân hậu được biểu hiện như thế nào? Lấy ví dụ một số truyện về lòng nhân hậu mà em biết.

+ Em đọc câu chuyện của mình ở đâu?

- Cô rất khuyến khích các bạn ham đọc sách. Những câu chuyện ngoài SGK sẽ được đánh giá cao, cộng thêm điểm.

- Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3 và mẫu. GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng.

+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề: 4 điểm

+ Câu chuyện ngoài SGK: 1 điểm.

+ Cách kể hay, có phối hợp giọng điệu, cử chỉ: 3 điểm.

+ Nêu đúng ý nghĩa của truyện: 1 điểm.

+ Trả lời đúng các câu hỏi của các bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn: 1 điểm.

* Kể chuyện trong nhóm

- Chia nhóm 4 HS.

- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Yêu cầu HS kể theo đúng trình tự mục 3.

- Gợi ý cho HS các câu hỏi:

HS kể hỏi:

+ Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao?

+ Chi tiết nào trong truyện làm bạn cảm động nhất?

+ Bạn thích nhân vật nào trong truyện?

- HS nghe kể hỏi:

+ Qua câu chuyện, bạn muốn nói với mọi người điều gì?

+ Bạn sẽ làm gì để học tập nhân vật chính trong truyện?

* Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện

- Tổ chức cho HS thi kể.

Lưu ý: GV nên dành nhiều thời gian, nhiều HS được tham gia thi kể. Khi HS kể ,GV ghi tên HS, tên câu chuyện, truyện đọc, nghe ở đâu, ý nghĩa truyện vào một cột trên bảng.

- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu ở trên.

- Bình chọn: Bạn có câu chuyện hay nhất là bạn nào?

Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất?

- Tuyên dương HS vừa đạt giải.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.

- 2 HS kể lại.

- 2 HS đọc thành tiếng đề bài.

- Lắng nghe

- 2 HS đọc thành tiếng đề bài.

- 4 HS tiếp nối nhau đọc.

- Trả lời tiếp nối.

+ Biểu hiện của lòng nhân hậu:

Thương yêu, quý trọng, quan tâm đến mọi người: Nàng công chúa nhân hậu, Chú Cuội , …

Cảm thông, sẵn sàng chia sẻ với mọi người có hoàn cảnh khó khăn: Bạn Lương, Dế Mèn,…

Tính tình hiền hậu, không nghịch ác, không xúc phạm hoặc làm đau lòng người khác.

Yêu thiên nhiên, chăm chút từng mầm nhỏ của sự sống: Hai cây non, chiếc rễ đa tròn, …

+ Em đọc trên báo, trong truyện cổ tích trong SGK đạo đức, trong truyện đọc, em xem ti vi , …

- Lắng nghe.

- HS đọc.

- 4 HS ngồi hai bàn trên dưới cùng kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau.

- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn. HS thi kể cũng có thể hỏi các bạn để tạo không khí sôi nổi, hào hứng.

- Nhận xét bạn kể.

- Bình chọn.

- HS cả lớp.

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm