Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 4: Tập làm văn - Nghe - kể: Dại gì mà đổi

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 3

Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 4: Tập làm văn - Dại gì mà đổi giúp quý thầy cô tham khảo khi soạn giáo án, hướng dẫn các em học sinh hiểu được câu chuyện Dại gì mà đổi, điền đúng những nội dung cần thiết vào mẫu điện báo. Mời các thầy cô cùng tham khảo.

TẬP LÀM VĂN

NGHE KỂ: DẠI GÌ MÀ ĐỔI. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN

I. MỤC TIÊU

  • Dựa vào gợi ý kể lại được truyện vui Dại gì mà đổi, kể được câu chuyện.
  • Điền đúng những nội dung cần thiết vào mẫu điện báo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

  • Tranh minh họa truyện Dại gì mà đổi.
  • Mẫu điện báo, phô tô cho mỗi học sinh một bản.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (4’)

  • Gọi 2 HS lên bảng kể về gia đình mình vơí người bạn mới quen.
  • Trả bài viết đơn xin nghỉ học.
  • Nhận xét bài làm của học sinh.

3. Dạy - học bài mới

Hoạt động dạy

Hoạt động học

Giới thiệu bài (1’)

- Trong giờ Tập làm văn này, các em sẽ nghe và kể lại truyện vui Dại gì mà đổi.

Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện (18’)

Mục tiêu:

- Dựa vào gợi ý kể lại được truyện vui Dại gì mà đổi, kể được câu chuyện.

Cách tiến hành:

- Gọi 1HS đọc yêu cầu

- GV kể câu chuyện 2 lần.

- Hỏi: Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé?

- Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?

- Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?

- GV gọi một HS khá kể lại nội dung câu chuyện.

- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 HS và yêu cầu từng HS kể trong nhóm của mình.

- Tổ chức thi kể chuyện.

- Nhận xét và cho điểm HS.

- Em thấy câu chuyện buồn cười ở điểm nào.

Hoạt động 2: Viết điện báo (9’)

Mục tiêu:

- Điền đúng những nội dung cần thiết vào mẫu điện báo.

Cách tiến hành:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 2.

- Vì sao em lại cần gửi điện báo cho gia đình?

- GV: Mỗi người chúng ta khi có việc phải đi đâu xa thì những người thân thường rất lo lắng, vì vậy khi đến nơi chúng ta nên gửi điện báo tin cho người thân được biết để họ yên tâm.

- Bài tập yêu cầu em viết những gì trong điện báo?

- Người nhận điện ở đây là ai?

- Khi viết địa chỉ người nhận điện chúng ta cân lưu ý điều gì để bức điện đến được tay người nhận?

- Phân tiếp theo chúng ta cần ghi là nội dung bức điện. Vì là điện báo nên chúng ta cần ghi ngắn gọn, rõ ràng, đủ ý. Chẳng hạn có thể ghi: Con đã đến nơi an toàn. / Con khỏe và đã đến nhà bà.

- Phần cuối cùng là họ tên, địa chỉ người gửi. Phần này không chuyển đi nên không tính cước, nhưng người gửi cần ghi đầy đủ, rõ ràng để bưu điện tiện liên hệ khi chuyển phát điện báo gặp khó khăn. Bưu điện không chụi trách nhiệm nếu khách hàng không hgi đủ theo yêu cầu.

- Gọi HS làm miệng trước lớp.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Nhận xét và chấm một số bức điện.

Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (3’)

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS ghi nhớ cách viết điện báo, về nhà nhớ kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi cho người thân nghe

- Nghe GV kể chuyện.

- Vì cậu bế rất nghịch ngợm.

- Cậu bé nói: "Mẹ sẽ chắng đổi được đâu."

- Vì cậu bé cho rằng chẳng ai muôna đổi một đứ con ngoan để lấy một đưa con nghịch ngợm.

- 1 HS khá kể, cả lớp theo dõi đẻ nhận xét.

- Hoạt động theo nhóm nhỏ.

- 3 đến 5 HS tham gia kể trước lớp. Cả lớp theo dõi và bình chọn kể hay nhất.

- Truyện buồn cười ở chỗ một cậu bé 4 tuổi đã biêt là chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm.

- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi và tìm hiểu yêu cầu của bài.

- Vì em đi chơi xa, khi đến nơi em gửi điện báo để mọi người trong gia đình biết tin và không lo lắng.

- Nghe giảng.

- HS trả lời.

- Là gia đình em.

- Chúng ta phải viết rõ tên và viết địa chỉ thật chính xác.

- Một số HS nói phần nội dung sẽ ghi trong bức điện trước lớp.

- 1 HS làm miệng trước lớp.

- Làm bài vào vở.

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm