Giáo án Sinh học 10 bài 6: Axit Nucleic

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 28 Tháng chín, 2018

GIÁO ÁN SINH HỌC 10

Giáo án Sinh học 10 bài 6: Axit Nucleic là tài liệu hữu ích dành cho các thầy cô trong quá trình xây dựng bài giảng bộ môn. Giáo án môn Sinh học lớp 10 này với nội dung được biên soạn chi tiết giúp học sinh rèn luyện kĩ năng quan sát, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp các kiến thức sắp tới đây.

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

  • Nêu được thành phần hóa học của một nuclêôtit.
  • Mô tả được cấu trúc của phân tử AND và phân tử ARN.
  • Trình bày được chức năng của AND và phân tử ARN.
  • So sánh được cấu trúc và chức năng của AND và ARN.

II. Phương pháp:

Hỏi đáp + Diễn giảng – minh họa + Thảo luận nhóm – thuyết trình.

III. Phương tiện dạy học:

Hình 6.1 và hình 6.2 SGK Sinh học 10 phóng to.

1. Nội dung dạy học:

2. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số

3. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Kể tên vài loại Prôtêin có trong tế bào và cho biết chức năng của chúng.

Câu 2: Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà, thịt lợn đều được cấu tạo từ Prôtêin nhưng rất khác nhau về đặc tính. Hãy giải thích?

Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

Hoạt động 1

GV chia nhóm học sinh, nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh thực hiện.

Nhóm 1, 2:

Câu hỏi: Đặc điểm của phân tử ADN? Trình bày thành phần hóa học của một nuclêôtit?

Nhóm 3, 4:

Câu hỏi: Trình bày cấu trúc không gian của phân tử ADN? Đặc điểm của liên kết Hiđrô?

GV nêu một câu hỏi nhỏ, gọi HS trả lời.

+ Gen là gì?

GV yêu cầu đại diện nhóm 3, 4 lên trình bày phần thảo luận của nhóm.

GV treo hình 6.1, nhận xét và giải thích bổ sung, sau đó đánh giá, kết luận vấn đề.

GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhanh trả lời.

+ Hãy cho biết đặc điểm cấu trúc nào giúp ADN thực hiện chức năng mang, bảo quản và tryền đạt thông tin di truyền?

Hoạt động 2

GV nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận.

Nhóm 1, 2

Câu hỏi: Trình bày cấu trúc đơn phân của ARN?

Nhóm 3, 4

Câu hỏi: Trình bày cấu trúc của phân tử ARN?

GV yêu cầu nhóm 3, 4 trình bày kết quả.

GV đánh giá, nhận xét.

Hoạt động 3:

GV nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh thực hiện.

Câu hỏi: Nêu chức năng của các loại ARN?

GV nhận xét, đánh giá, kết luận vấn đề.

HS tách nhóm theo hướng dẫn của GV.

Tiến hành thảo luận theo sự phân công.

Các nhóm nghiên cứu SGK, thảo luận, ghi kết quả.

Nhóm 1, 2 dán kết quả lên bảng.

Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

HS nghe câu hỏi, tự nghiên cứu SGK, trả lời.

Nhóm 3, 4 dán kết quả lên bảng.

Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

HS nghe câu hỏi, nghiên cứu SGK và thảo luận nhanh, trả lời.

Các nhóm tiến hành thảo luận theo sự phân công.

Các nhóm nghiên cứu SGK, thảo luận, ghi kết quả.

Nhóm 1, 2 dán kết quả lên bảng.

Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

Nhóm 3, 4 dán kết quả lên bảng, các nhóm còn lại bổ sung.

HS tiến hành thảo luận theo sự phân công.

Các nhóm nghiên cứu SGK, ghi kết quả. Nhóm đại diện dán kết quả lên bảng, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

I.Axit Đêôxiribô Nuclêic:

1. Cấu trúc của ADN:

- Phân tử ADN có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit. Mỗi nuclêôtit có cấu tạo gồm 3 thành phần:

+ Đường Pentôzơ (C5H10O4).

+ nhóm Phôtphat (H3PO4)

+ Bazơ Nitơ: A, T, G, X.

Có 4 loại nuclêôtit tương ứng với 4 loại bazơ nitơ.

- Gen là một đoạn phân tử ADN, trong đó trình tự nuclêôtit trên ADN qui định cho một sản phẩm nhất định (Prôtêin hay ARN).

* Cấu trúc không gian của ADN:

- Trong không gian, ADN gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết Hiđrô giữa các bazơ nitơ của các nuclêôtit.

Hai chuỗi pôlinuclêôtit xoắn quanh một trục tưởng tượng như một thang dây xoắn. Trong đó, bậc thang là các bazơ nitơ, tay vịn là các phân tử đường và nhóm phôtphat.

Liên kết Hiđrô là liên kết yếu, mang đặc điểm vừa linh động, vừa bền vững.

2. Chức năng của ADN:

- ADN có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền (TTDT).

ADN được cấu tạo 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung nên TTDT được bảo quản rất chặt chẽ. Nếu có sai sót sẽ có hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa.

II. Axit Ribô Nuclêic:

1. Cấu trúc của ARN:

Đơn phân là nuclêôtit, gồm có 3 thành phần:

+ Đường Pentôzơ: C5H10O5.

+ Nhóm phôtphat: H3PO4

+ Bazơ nitơ: A, U, G, X

à Có 4 loại đơn phân: A, U, G, X

* mARN: Có cấu tạo gồm một chuỗi pôlinuclêôtit, mạch thẳng.

* rARN: Cấu tạo gồm một chuỗi pôlinuclêôtit.

* tARN: Cấu tạo gồm 3 thùy, có những đoạn 2 mạch pôlinuclêôtit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.

2. Chức năng của ARN:

- mARN: truyền thông tin từ AND đến ribôxôm và được dùng như một khuôn để tổng hợp nên Prôtêin.

- rARN: cùng với prôtêin tạo nên ribôxôm, là nơi tổng hợp nên prôtêin.

- tARN: vận chuyển axit amin tới ribôxôm và làm nhiện vụ dịch thông tin dưới dạng trình tự các nuclêôtit trên AND thành trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin.

Ở một số loài virut, thông tin di truyền còn được lưu giữ trên ARN.

Củng cố:

Câu 1: Phân biệt cấu trúc của ADN với ARN?

Câu 2: Nếu phân tử ADN quá bền vững và sự sao chép thông tin di truyền không xảy ra sai sót thì thế giới sinh vật có đa dạng và phong phú như ngày nay hay không?

Dặn dò:

  • Học thuộc bài đã học.
  • Xem mục: Em có biết.
  • Đọc trước bài 7 trang 31, SGK Sinh học 10.

Tài liệu liên quan đến Sinh học 10 bài 6:

  • Giải bài tập trang 30 SGK Sinh học lớp 10: Axit nuclêic
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 bài 6: Axit nuclêic
  • Bài tập Sinh học lớp 10: Axit nuclêic
28 Tháng chín, 2018

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!