Giáo án Ngữ văn 9 bài 37: Tổng kết từ vựng (tiếp theo)

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9

Giáo án Ngữ văn 9 bài 37: Tổng kết từ vựng (tiếp) được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.

2. Kĩ năng: Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, Đọc - hiểu văn bản và tạo lập văn bản.

3. Thái độ: Tích cực vận dụng các từ vựng trong giao tiếp và tạo lập VB.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Sách GK, giáo án
  • HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

*Vào bài:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ1: Từ đồng âm:

GDKNS: Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về từ vựng tiếng Việt, cách lựa chọn, sử dụng từ thích hợp trong giao tiếp.

1. Ôn khái niệm: (PP hỏi- trả lời)

- Từ đồng âm: có âm thanh giống nhau nhưng khác nhau nghĩa.

- Từ đồng âm khác từ nhiều nghĩa:

+ Từ đồng âm: các từ ≠ không có mối qhệ gì với nhau

+ Từ nhiều nghĩa: Các từ có mối qhệ nhất định với nhau.

2. BT: Thảo luận cặp đôi

*HĐ2: Từ đồng nghĩa:

1. Ôn khái niệm:

- Là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

- Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau được.

HS: làm BT 2, 3 (SGK) (TL: cặp đôi)

- BT2: (SGK) chọn d

- BT 3: (SGK) Xuân: từ chỉ 1 mùa trong năm/ 1tuổi, P. thức hoán dụ 70 xuân : tuổi tác -> thể hiện tinh thần lạc quan và tránh lặp từ tuổi tác

*HĐ3: Từ trái nghĩa

1. Ôn khái niệm: (PP hỏi đáp)

- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ trái nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

- Từ trái nghĩa được sử dụng theo thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

Nghĩa của từ là nội dng (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị.

VD: Nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.

2, 3. BT: HS thực hành và trình bày (Thảo luận cặp đôi)

- BT3:

+ Sống – chết; chẵn – lẻ; chiến tranh – hòa bình. (trái nghĩa lưỡng phân)

+Già - trẻ; Yêu – ghét; cao – thấp; nông – sâu; giàu – nghèo (trái nghĩa thang độ)

*HĐ4: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:

1. Ôn khái niệm: (PP hỏi đáp)

Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn nghĩa của từ ngữ khác.

2. BT: HS lên bảng trình bày vào sơ đồ.

*HĐ5: Trường từ vựng

1. Ôn KN:

Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

2. BT: tắm, bể -> góp phần tăng giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.

V. Từ đơn và từ phức:

1. Ôn khái niệm:

SGK NV 7 t1, trang 135

2. BT: a (nhiều nghĩa), b (đồng âm)

VI. Từ đồng nghĩa:

1. Ôn khái niệm:

SGK NV 7 t1, trang 113

2, 3. BT:

- BT2: (SGK) chọn d

- BT3: (SGK) Xuân- hoán dụ: tuổi tác

VII. Từ trái nghĩa:

1. Ôn khái niệm:

SGK NV 7 t1, trang 128

2, 3. BT:

HS thực hành và ghi bài.

VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:

1. Ôn KN:

SGK NV 8 t1 trang 10

2. BT: Sơ đồ

IV. Trường từ vựng

1. Ôn KN:

SGK NV 8 t1 trang 21

2. BT:

Hai từ cùng TTV: tắm, bể

IV. CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ

*Củng cố: Tìm 1 thành ngữ về lời ăn tiếng nói, giải thích nghĩa?

*HD: Học bài, làm lại bài tập, chuẩn bị bài Tổng kết từ vựng (TT).

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!