Giáo án Ngữ văn 8 bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8

Giáo án Ngữ văn 8 bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trình bày các kiến thức một cách logic giúp các em dễ dàng hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương và thế nào là biệt ngữ xã hội, rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH trong việc viết văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Giáo án Ngữ văn 8 bài: Liên kết các đoạn trong văn bản

TUẦN 5 - TIẾT 17: TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh:

  • Hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Biết cách sử dụng chúng
  • Rèn kỹ năng sử dụng các lớp từ trên đúng chỗ

II. Chuẩn bị

  • Giáo viên: soạn bài, BP
  • Học sinh: Xem trước bài ở nhà

III. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Lấy VD minh hoạ. Việc dùng từ tượng hình, tượng thanh có tác dụng gì?

2. Bài mới:

Như các em đã biết, tiếng Việt là thứ tiếng có tính thống nhất cao, người Bắc – Trung – Nam
đều hiểu được. Tuy nhiên bên cạnh sự thống nhất đó, tiếng nói của mỗi địa phương, tầng lớp cũng có sự khác biệt

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC

HS đọc

- Trong ba từ: bắp, bẹ, ngô từ nào được sử dụng phổ biến trong toàn dân?

Từ nào chỉ dùng ở một số địa phương nhất định?

- Thế nào là TN toàn dân? Thế nào là TN địa phương?

* Bài tập nhanh

Các từ: mè đen, trái thơm có nghĩa là gì?

- Mè đen: vừng đen

- Trái thơm: quả dứa

GV treo BP → HS đọc

I. Từ ngữ địa phương

1. Ví dụ

  • Ngô: được dùng phổ biến → từ ngữ toàn dân
  • Bắp, bẹ: dùng trong phạm vi hẹp → từ ngữ địa phương

2. Kết luận

- TN địa phương là những từ chỉ được dùng ở một số địa phương nhất định

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!