Giáo án Ngữ văn 12: Trả bài số sáu

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 12 Tháng chín, 2017

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 12: Trả bài số sáu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Ngữ văn 12: Thực hành về hàm ý

Giáo án Ngữ văn 12: Thực hành về hàm ý (tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn 12: Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận

A. Mục tiêu:

Giúp HS: Nhận ra ưu điểm và hạn chế trong bài viết của mình, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để nâng cao khả năng viết một bài nghị luận văn học nói chung và một bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi nói riêng.

B. Phương pháp - phương tiện:

  1. Phương pháp: Sửa lỗi, đọc bài mẫu, rút kinh nghiệm.
  1. Phương tiện: Giáo án, bài làm của HS, sgk.

C. Tiến trình bài dạy:

Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

GHI CHÚ

HĐ1: Hd HS phân tích đề

TT1: GV yêu cầu HS nhắc lại đề bài

GV viết đề bài lên bảng.

TT2: GV yêu cầu HS xác định dạng đề.

HS: tiến hành

GV: nhận xét, chốt:

TT3: GV hỏi: Với đề bài trên cần đảm bảo nội dung cơ bản nào?

HS: sắp xếp ý, trả lời

GV: nhận xét, chốt

TT4: GV hỏi: Nên sử dụng những thao tác lập luận nào cho phù hợp với nd nghị luận?

HS: trình bày

GV: nhận xét, chốt

HĐ3: Rút kinh nghiệm chung cho bài viết

TT1: GV nhấn mạnh ưu điểm

TT2: GV rút ra khuyết điểm của HS:

TT3: GV nêu các trường hợp mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả

TT4: GV đọc bài viết có điểm cao.

HĐ3: Phát bài

GV yêu cầu HS đọc kĩ lời phê, trả lời các thắc mắc (nếu có).

Đề bài: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng rừng xà nu trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Trung Thành?

I. Phân tích đề:

1. Dạng đề

Nghị luận văn học.

2. Nội dung:

- Giới thiệu tác phẩm “Rừng xà nu” và hình tượng đặc sắc của tác phẩm: rừng xà nu.

- Hình thành được những ý cơ bản:

a. Rừng xà nu phản ánh nỗi đau của chiến tranh, nỗi đau của thời đại:

+ Nằm trong tầm đại bác của giặc.

+ Không cây nào là không bị thương.

b. Vẻ đẹp tự nhiên của rừng xà nu:

+ Sinh trưởng mạnh mẽ, ham ánh sáng.

+ Sức sống mãnh liệt trong sự hủy diệt.

+ Hùng vĩ, bạc ngàn.

c. Vẻ đẹp tượng trưng của rừng xà nu:

+ Sức sống kiên cường, mãnh liệt và bất diệt của người Tây Nguyên.

+ Sức mạnh của tinh thần đoàn kết của đồng bào.

+ Khát vọng lí tưởng, niềm tin hướng về cách mạng, đi theo ánh sáng cách mạng.

d. Nghệ thuật tượng trưng, bút pháp nhân hóa đắc sắc.

3. Phương pháp

- Thao tác: Kết hợp giữa phân tích và bình luận,

- Chắc lọc các dẫn chứng phù hợp với luận điểm

- Diễn đạt rõ ràng, liên kết giữa các ý.

II. Nhận xét

1. Ưu điểm:

Hầu hết HS hiểu đề, trình bày đúng yêu cầu đề, chọn dẫn chứng phù hợp để chứng minh.

2. Nhược điểm:

- Có ít bài viết sâu, diễn đạt tốt, phần lớn dẫn chứng sơ lược, thiên về kể lai nội dung văn bản, thiếu bình luận.

- Bố cục chưa rõ ràng, thiếu liên kết giữa các phần, các luận điểm, mở bài, kết bài chưa phù hợp với yêu cầu của đề bài, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, lỗi chính tả.

Dặn dò:

Bài cũ: Đọc kĩ bài viết của mình, sửa những lỗi dùng từ, đặt câu. Viết phần mở bài, thân bài.

Bài mới: «Ông già và biển cả»

  • Đọc văn bản.
  • Đọc phần tiểu dẫn để nắm pcnt của nhà thơ.
  • Trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
12 Tháng chín, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!