Giáo án Ngữ văn 10: Luyện tập viết đoạn văn tự sự

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 11 Tháng chín, 2017

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 10: Luyện tập viết đoạn văn tự sự

Giáo án Ngữ văn 10: Luyện tập viết đoạn văn tự sự được trình bày một cách rõ ràng, chi tiết sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng biết cách viết được một đoạn văn, nhất là đoạn ở phần thân bài để góp phần hoàn thiện một bài văn tự sự. Đồng thời, sử dụng các phương tiện liên kết câu để đoạn văn được mạch lạc và chặt chẽ.

Giáo án Ngữ văn 10: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Giáo án bài Ca dao hài hước Ngữ Văn 10

Tuần 10

Luyện tập viết đoạn văn tự sự.

A. Mục tiêu bài học:

* Giúp học sinh:

  • Nắm được các loại đoạn văn trong văn bản tự sự.
  • Biết cách viết một đoạn văn, nhất là đoạn văn phần thân bài, để góp phần hoàn thiện một bài văn tự sự.
  • Nâng cao ý thức tìm hiểu và học tập cách viết đoạn văn trong văn bản tự sự.

B. Trọng tâm và phương pháp:

1. Trọng tâm:

Mục II – Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự.

2. Phương pháp:

  • Sử dụng phương pháp hệ thống câu hỏi thảo luận.
  • HS tự trình bày cách hiểu của mình, GV nhận xét và kết luận.

C. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức: kiểm tra vệ sinh, đồng phục, sỉ số. (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: Hình thức: vấn đáp.

Câu hỏi: Nêu đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?(5 phút)

3. Bài mới: (35 phút)

Lời dẫn vào bài mới:

Bất cứ một văn bản nào cũng có thể bao gồm từ một đến nhiều đoạn văn hợp thành nào đó. Văn bản tự sự cũng vậy. Vậy đoạn văn trong văn bản tự sự có đặc điểm như thế nào? Làm thế nào để viết tốt những đoạn văn đó? Đấy chính là nội dung của tiết học hôm nay; trọng tâm là trả lời và thực hành câu hỏi thứ hai.

Hoạt dộng của giáo viên và học sinh

Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nắm khái niệm đoạn văn, các loại đoạn văn.

- Giáo viên gọi học sinh đọc mục I sách giáo khoa, trang 97. Giáo viên hỏi học sinh:

- Em hãy trình bày cách hiểu của mình về đoạn văn. Cho ví dụ minh họa?

- Có mấy loại đoạn văn? Nét riêng của mỗi loại?

- Các đoạn văn đều thống nhất ở điểm nào?

Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự.

1. Tìm hiểu đoạn 1: Giáo viên gọi học sinh đọc phần 1 trang 97. Giáo viên hỏi học sinh:

- Đoạn văn 1 nói lên điều gì?

- Các đoạn văn trên có thể hiện đúng như dự kiến của tác giả không? Nội dung và giọng điệu của các đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống, khác nhau?

- Em học được điều gì ở cách viết đoạn văn của nhà văn Nguyên Ngọc?

2. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn văn 2:

- Học sinh đọc đoạn văn 2 trong SGK/98.

- Giáo viên nêu câu hỏi a, b trong SGK/98 cho học sinh thảo luận (chia lớp làm 2 nhóm, thảo luận trong vòng 5 phút). Gọi đại diện nhóm phát biểu.

- Nêu cách viết đoạn văn trong văn bản tự sự?

Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh luyện tập viết đoạn văn.

1. Bài tập 1:

Giáo viên cho học sinh làm việc nhóm (chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm làm 1 câu hỏi, thảo luận trong thời gian 2 phút).

2. Bài tập 2:

Giáo viên cho học sinh đọc lại 9 câu thơ đầu trong đoạn trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu ở SGK để xác định ý bao trùm và những ý cụ thể của đoạn truyện thơ này.

- Học sinh về nhà viết hoàn chỉnh.

I. Đoạn văn trong văn bản tự sự.

1. Khái niệm về đoạn văn.

- Đoạn văn là bộ phận của văn bản, mỗi đoạn thường có câu nêu ý khái quát, gọi là câu chủ đề, các câu khác có nhiệm vụ thuyết minh triển khai rõ ý khái quát.

2. Các loại đoạn văn:

- Đoạn của phàn mở bài có nhiệm vụ giới thiệu câu chuyện.

- Đoạn ở phần thân bài kể diễn biến các sự việc.

- Đoạn kết bài: kết thúc câu chuyện, tạo ấn tượng mạnh tới suy nghĩ, cảm xúc người đọc.

3. Nội dung mỗi đoạn văn khác nhau nhưng đều có chung một nhiệm vụ chính là thể hiện chủ đề văn bản.

II. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự.

1. Đoạn văn 1:

- Đoạn văn nói về dự kiến của nhà văn Nguyên Ngọc sẽ viết đoạn mở đầu và kết thúc truyện ngắn “ Rừng Xà Nu”.

a. Các đoạn văn trên thể hiện đúng, rõ hay và sâu sắc dự kiến của tác giả.

Nội dung của các đoạn mở đầu và kết thúc giống và khác nhau ở chỗ:

- Giống nhau: tả rừng xà nu thể hiện chủ đề, gợi liên tưởng, suy nghĩ cho người đọc.

- Khác nhau:

+ Đoạn mở đầu: rừng xà nu được tả cụ thể, chi tiết, tạo hình không khí và lôi cuốn người đọc.

+ Đoạn kết thúc: rừng xà nu trong cái nhìn của các nhân vật chính: xa, mờ dần, hút tầm mắt tới tận chân trời. Lắng đọng trong long người đọc những suy ngẫm về sự bất diệt của đất nước và con người Tây Nguyên.

b. Kinh nghiệm: trước khi viết nên dự kiến ý tưởng các phần của truyện nhất là phần đầu và phần cuối.

phần mở đầu và kết thúc có thể giống, có thể khác nhau nhưng cần hô ứng bổ sung cho nhau và cùng nhau thể hiện sâu sắc và trọn vẹn chủ đề của truyện.

2. Đoạn văn 2:

a. Có thể coi đoạn văn trên là đoạn văn trong văn bản tự sự được vì nó kể chuyện tả cảnh.

Đoạn văn trên có thể thuộc phần thân bài( hoặc kết bài) trong truyện ngắn của bạn học sinh.

b. Thành công trong kể chuyện, kể việc.

- Lúng túng trong tả cảnh, tả người, tả tâm trạng nhân vật( những đoạn để trống).

- Có thể viết tiếp vào những chỗ trống đó( VD: hình ảnh rặng tre, ao làng, cổng làng trong nắng sớm…).

…Chị Dậu nghĩ về những ngày đen tối đã qua, nghĩ đến anh Dậu, đến vợ chồng lão Nghị Quế, đến lão tri phủ Tư Ân, đến những ngày sắp tới của gia đình, xóm làng…

* Học sinh đọc ghi nhớ: SGK/99.

III. Luyện tập.

1. Bài tập 1:

1a. Đoạn trích kể lại sự việc Phương Đình – cô thanh niên xung phong chống Mĩ – đang phá bom để mở đường ra mặt trân.

1b. Nhầm lẫn ngôi kể. Lẫn lôn giữa ngôi 3 và ngôi 1. Đã dùng ngôi 1 thì không thể dùng ngôi 3 cùng một thời điểm: Đã xưng tôi để kể thì không thể dùng cô, hay Phương Định để chỉ mình.

Cách sửa: thay cô, Phương Định bằng tôi.

2. Bài tập 2:

- Cử chỉ của cô gái: Quảy gánh qua đồng ruộng, cất bước theo chồng, vừa đi vừa ngoảnh lại, ngoái trông, chân bước xa, tới rừng ớt, ngắt lá ngồi chờ, tới rừng cà ngắt lá ngồi đợi, tới rừng lá ngón ngóng trông, bẻ lá xanh, ngồi, nhủ đôi câu, dặn đôi lời, quay đi.

- Tâm trạng: đau buồn, thất vọng, lưu luyến, tiếc nuối, ngóng trông, đợi chờ.

4. Dặn dò: (4 phút)

  • Học thuộc phần ghi nhớ trang 99.
  • Hoàn thành bài tập 2, SGK/99.
  • Soạn bài: Ôn tập Văn học dân gian Việt Nam.

5. Rút kinh nghiệm:

11 Tháng chín, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!