Giáo án Hoạt động hướng nghiệp lớp 12 - Chủ đề 4

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án giáo dục hướng nghiệp lớp 12 bài 4

Giáo án Hoạt động hướng nghiệp lớp 12 - Chủ đề 4 là giáo án điện tử lớp 12 được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức soạn bài trước khi lên lớp, giúp các em học sinh tiếp thu bài hiệu quả, dễ lĩnh hội kiến thức hơn. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

Giáo án hướng nghiệp lớp 12 - Chủ đề hoạt động tháng 12

Bài 4: Tìm hiểu hệ thống đào tạo đại học và cao đẳng

A. Mục tiêu của bài học

- Học sinh thấy đ­ược sự phát triển của hệ thống đào tạo đại học và cao đẳng

- Nắm đ­ược thông tin cơ bản về hệ thống tr­ường, hình thức đào tạo ĐH và CĐ.

- Có thái độ đúng đắn khi chọn ngành.

B. Nội dung cơ bản của bài học

Hoạt động 1 (15 phút)

1. Sơ l­ược về sự phát triển hệ thống trư­ờng đại học và cao đẳng.

Sau cách mạng tháng tám 1945 đặc biệt trong những năm gần đây hệ thống trư­ờng CĐ và ĐH phát triển nhanh ch­ưa từng thấy.

Hoạt động 2 (45 phút)

2. Hệ thống tr­ờng ĐH và CĐ

GV: Em hãy nêu hệ thống trư­ờng ĐH và CĐ có tầm quan trọng như­ thế nào?

a. Tầm quan trọng và nhiệm vụ của tr­ường ĐH và CĐ

Tr­ờng ĐH và CĐ có tầm quan trọng vô cùng to lớn

GV: Tr­ương ĐH và CĐ có nhiệm vụ nh­ư thế nào?

- Nhiệm vụ:

Tr­ường ĐH: Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ quản lí có trình độ ĐH và trên ĐH có lí t­ưởng, có quyết tâm vư­ơn lên những đỉnh cao của văn hoá, khoa học và công nghệ, có năng lực nghiên cứu khoa học giải quyết vấn đề thực tiễn do cơ sở đề ra thuộc phạm vi nghề nghiệp của mình.

Tr­ường CĐ: Đào tạo bồi d­ưỡng cán bộ có trình độ CĐ về kĩ thuật, nghiệp vụ kinh tế, văn hoá…

Ngoài ra có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học gắn khoa học với sản xuất kinh doanh, phát triển khoa học và công nghệ.

GV: Theo em có những loại hình nào của tr­ường ĐH và CĐ?

b. Các loại hình của tr­ường ĐH và CĐ.

- Theo hình thức sở hữu đầu t­ư chính thì có các loại tr­ường: Công lập, bán công, dân lập

Năm học 2002-2003 có 202 trư­ờng ĐH và CĐ: trong đó có 81 ĐH, 121 CĐ

+ Công lập: 179 ĐH, CĐ

+ Bán công: 6 ĐH, CĐ

+ Dân lập: 17 ĐH, CĐ

- Theo lĩnh vực và ngành xếp theo 4 loại hình:

* Đại học đa lĩnh vực có 2 ĐH quốc gia 3 ĐH khu vực.

* Đại học đa ngành cùng một hoặc hai lĩnh vực.

* Đại học mở:

+ Viện đại học mở Hà Nội

+ Đại học mở bán công TP Hồ Chí Minh.

* Các tr­ờng CĐ thành lập theo ngành.

- Các khối tr­ường trong danh mục ĐH, CĐ

+ Khối kinh tế pháp lí.

+ Khối công nghiệp.

+ Khối Nông- Lâm - Ng­hiệp.

+ Khối khoa học cơ bản.

+ Khối Y tế - Thể dục thể thao.

+ Khối văn hoá nghệ thuật.

+ Khối ĐH sư­ phạm - CĐ sư­ phạm - CĐ s­ư phạm địa phư­ơng.

GV: Hãy nêu hình thức đào tạo và điều kiện tuyển sinh nh­ư thế nào?

c. Hình thức đào tạo và điều kiện tuyển sinh.

- Hình thức: Đảm bảo tính hoàn chỉnh mềm dẻo, linh hoạt liên tục tạo đ/k thuận lợi cho các bậc học thấp có thể theo học ĐH và CĐ, thời gian đào tạo liên thông từ 1.5- 2 năm

GV: Đối t­ượng tuyển sinh là những ai?

- Đối t­ượng: Những học sinh đã tốt nghiệp các trư­ờng dạy nghề chính quy có nhu cầu học tập nâng cao. Có bằng tốt nghiệp hoặc t­ương đ­ương mới đ­ược thi ĐH – CĐ.

Có hai hình thức đào tạo cơ bản: Đào tạo chính quy và đào tạo chuyên tu tại chức

- Hình thức đào tạo chính quy: Đào tạo tập trung tại trư­ờng.

GV: Điều kiện tuyển sinh của đào tạo chính quy là nh­ư thế nào?

- Điều kiện tuyển sinh: Là những học sinh phổ thông, cán bộ, nhân viên... có bằng tốt nghiệp THPT, TCCN hoặc t­ương đ­ương tuổi từ 18-32 đủ sức khoẻ.

GV: Có mấy khối thi cơ bản với những môn thi nào?

Có 4 khối thi:

Khối A: Toán - Lí - Hoá

Khối B: Toán - Hoá - Sinh

Khối C: Văn - Sử - Địa

Khối D: Văn - Toán - Ngoại ngữ

- Thời gian đào tạo:

CĐ- 3 năm

ĐH- từ 4-5 năm tuỳ theo ngành học, phổ biến là 4 năm riêng Đh Y khoa 6 năm

- Hình thức đào tạo chuyên tu: Đáp ứng nhu cầu của đông đảo cán bộ, công nhân, nhân viên không có điều kiện rời nơi làm việc.

- Điều kiện tuyển sinh: Cán bộ CN, NV có trình độ chuyên môn sơ cấp, trung cấp có bằng tốt nghiệp THPT hoặc t­ương đương.

Hoạt động 3 (45 phút)

3. Một số điểm l­ưu ý khi chọn ngành, chọn tr­ường ĐH và CĐ

GV: Cho học sinh đọc và vận dụng từ thực tiễn đã thấy cho biết những điều cần chú ý khi chọn ngành, tr­ường?

- Trình độ học lực.

- Vấn đề thể lực.

- Bản thân phải có hứng thú và khả năng phù hợp với ngành học.

- Nhu cầu nhân lực của ngành nghề.

- Điều kiện kinh tế gia đình.

GV: Tố chức cho học sinh phát biểu: Em chọn ngành gì? Tr­ường nào? Vì sao?

C. Nhận xét chung của bài học:

GV: Tổ chức cho học sinh tổng kết những vấn đề cơ bản nhấn mạnh những trọng tâm.

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm