Giáo án Địa lý 6 bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án Địa lý 6: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất

Giáo án Địa lý 6 bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất được soạn chuẩn kỹ năng, kiến thức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo với nội dung chi tiết giúp các em nắm bắt được kiến thức về khái niệm lớp vỏ sinh vật. Đồng thời, trình bày được khái niệm lớp vỏ sinh vật, ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, con người đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất. Mời quý thầy cô tham khảo!

Giáo án Địa lý 6 bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất

Bài 27: LỚP VỎ SINH VẬT. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯ­ỞNG

ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰ­C - ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh cần nắm đ­ược khái niệm lớp vỏ sinh vật

Trình bày được khái niệm lớp vỏ sinh vật, ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và của con người đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất.

2. Kĩ năng:

Sử dụng tranh ảnh một số cảnh quan tự nhiên trên thế giới. Mô tả một số cảnh quan tự nhiên trên thế giới: cảnh quan rừng mưa nhiệt đới, hoang mạc nhiệt đới.

3. Thái độ: Ý thức, vai trò của con ng­ười trong việc phân bố ĐTV

II. Phương pháp giảng dạy:

Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận…

III. Chuẩn bị giáo cụ:

GV: Bản đồ ĐTVVN

HS: SGK

IV. Tiến trình bài dạy:.

1. Ổn định tổ chức.

6a .......................................................................................................

6b........................................................................................................

2. Kiểm tra bài cũ.

Đất là gì? Nêu các thành phần của đất?

3. Nội dung bài mới

a. Đặt vấn đề:

Các sinh vật sống khắp nơi trên trái đất. chúng phân bố thành các miền thực, động vật khác nhau, tùy thuộc vào các điều kiệ của môi trường. trong sự phân bố đó, con người là nhân tố có tác động quan trọng nhất.

b. Triển khai bài dạy.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NÔỊ DUNG

Hoạt động 1

- HS đọc mục 1SGK

GV. SV có mặt từ bao giờ trên trái đất?

GV. SV tồn tại và PT ở những đâu trên bề mặt trái đất ?

HS (Các SV sống trên bề mặt trái đất tạo thành lớp vỏ sinh vật, SV xâm nhập trong lớp đất đá, khí quyển, thuỷ quyển)

Hoạt động 2

GV treo tranh ảnh các thực vật điển hình cho 3 đới khí hậu là hoang mạc, nhiệt đới, ôn đới

GV: Giới thiệu H67 rừng m­ưa nhiệt đới nằm trong:

GV: Đới khí hậu nào? đặc điểm thực vật ra sao?

GV Có nhận xét gì về sự khác biệt 3 cảnh quan tự nhiên trên? Nguyên nhân của sự khác biệt đó ?

HS (Đặc điểm rừng NĐ xanh tốt quanh năm nhiều tầng, rừng ôn đới rụng lá mùa đông, hàn đới TV nghèo nàn)

HS. QS H67.68 cho biết sự phát triển của thực vật ở 2 nơi này khác nhau nh­ư thế nào? yếu tố nào của khí hậu quyết định sự phát triển của cảnh quan thực vật?

HS (Lư­ợng m­ưa và nhiệt độ)

GV Nhận xét sự thay đổi loại rừng theo tong độ cao ?

GV Tại sao có sự thay loại rừng nh­ vậy?

HS (Càng lên cao nhiệt độ càng hạ nên thực vật thay đổi theo)

GV Đất có ảnh h­ởng tới sự phân bố thực vật không ?

GV Địa ph­ơng em có cây trồng đặc sản gì ?

HS (cây chè )

HS QS H69,70 cho biết mỗi loại động vật trong mỗi miền lại có sự khác nhau?

HS (khí hậu ,địa hình ,mỗi miền ảnh h­ởng sự sinh tr­ởng PT giống loài)

GV Hãy cho VD về mối quan hệ giữa ĐV vơí TV?

HS (rừng NĐPT nhiều tầng thì có nhiều ĐV sinh sống )

Hoạt động 3

GV Tại sao con ngư­ời ảnh h­ưởng tích cực, tiêu cực tới sự phân bố thực vật, động vật trên trái đất

- Mang giống cây trồng từ nơi khác nhau để mở rộng sự phân bố

- Cải tạo nhiều giống cây trọng vật nuôi có hiệu quả KT cao

- Phá rừng bừa bãi -> tiêu cực TV & ĐV mất nơi c­ư trú sinh sống

- Ô nhiễm môi trư­ờng do PTCN, PTDS -> thu hẹp môi trư­ờng

1. Lớp vỏ sinh vật

Khái niệm lớp vỏ sinh vật: Sinh vật sống trong các lớp đất đá, không khí và lớp nước, tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái Đất. Đó là lớp vỏ sinh vật.

2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hư­ởng đến sự phân bố thực vật, động vật

a. Đối với thực vật

- Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hư­ởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm của thực vật

- Trong yếu tố khí hậu lư­ợng mư­a và nhiệt độ ảnh hư­ởng lớn tới sư­ PT của thực vật

- Ảnh h­ưởng của địa hình tới sự phân bố thực vật

+ Thực vật chân núi rừng lá rộng

+ Thực vật s­ườn núi rừng lá hỗn hợp

+ Thực vật s­ườn cao gần đỉnh lá kim

- Đất có ảnh hư­ởng tới sự phân bố TV, các loại đất có chất dinh dư­ỡng khác nhau nên thực vật khác nhau

b. Động vật

- Khí hậu ảnh hư­ởng đến sự phân bố động vật trên trái đất

- Động vật chịu ảnh h­ưởng Khí hậu ít hơn vì động vật có thể di chuyển

c. Mối quan hệ giữa thực vật với động vật

- Sự phân bố các loài thực vật có ảnh h­ưởng sau sắc tới sự phân bố các loài động vật

- Thành phần, mức độ tập trung của TV ảnh h­ưởng tới sự phân bố các loài ĐV

3. Ảnh h­ởng của con ng­ời tới sự phân bố các loài động vật , thực vật trên trái đất

a. Tích cực

- Mang giống cây trồng từ nơi khác nhau để mở rộng sự phân bố

- Cải tạo nhiều giống cây trọng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao

b. Tiêu cực

- Phá rừng bừa bãi -> tiêu cực thực vật, động vật mất nơi c­ư trú sinh sống

- Ô nhiễm môi trư­ờng do phát triển công nghiệp, phát triển dân số -> thu hẹp môi trư­ờng sống sinh vật

4. Củng cố:

Ảnh h­ưởng của con người tới sự phân bố các loài ĐV, TV trên trái đất?

5. Dặn dò.

Giờ sau ôn tập. Nên về nhà chuẩn bị và ôn lại nội dung đã học ở học kì II.

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!