Giáo án Địa lý 12 bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 15 Tháng chín, 2017

Giáo án môn Địa lý lớp 12

Giáo án Địa lý 12 bài: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo) để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý 12 bài: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Giáo án Địa lý 12 bài: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)

Giáo án Địa lý 12 bài: Thiên nhiên phân hóa đa dạng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm vững

1. Kiến thức:

  • Biết được sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao. Đặc điểm về khí hậu, các loại đất và các hệ sinh thái chính theo 3 đai cao ở Việt Nam. Nhận thức được mối liên hệ có quy luật trong sự phân hoá thổ nhưỡng và sinh vật.
  • Hiểu sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền địa lí tự nhiên và biết được đặc điểm chung nhất của mỗi miền địa lí tự nhiên.
  • Nhận thức được các mặt thuận lợi và hạn chế trong sử dụng tự nhiên ở mọi miền.

2. Kĩ năng

  • Khai thác kiến thức trên bản đồ.
  • Kĩ năng phân tích tổng hợp để thấy mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất thể hiện ở đặc điểm của miền.

3. Thái độ: Sự hình thành 3 đai cao trước hết do sự thay đổi khí hậu theo độ cao, sau đó là sự khác nhau về thổ nhưỡng và sinh vật... Đây là cơ sở thúc đẩy tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học.

4. Định hướng phát triển năng lực học sinh:

  • Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực hợp tác và năng lực ngôn ngữ.
  • Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. GV chuẩn bị:

  • Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
  • Bản đồ khí hậu, đất và thực vật.
  • Một số hình ảnh về các hệ sinh thái.
  • Bản đồ các miền địa lí tự nhiên Việt Nam.

2. HS chuẩn bị: Atlat Địa lí Việt Nam.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Vào bài: GV có thể kể cho Hs một số nét đặc trưng của thành phố Đà Lạt, sau đó hỏi các em nguyên nhân do đâu mà Đà Lạt lại có những đặc trưng riêng đó. GV: 3/4 lãnh thổ là đồi núi đã góp phần làm cho cảnh sắc thiên nhiên nước ta thêm đa dạng, phong phú.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS

NỘI DUNG CHÍNH

Hoạt động l: Tìm hiểu nguyên nhân tạo nên phân hoá cảnh quan theo độ cao.

Hình thức: Cả lớp.

GV đặt câu hỏi: Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao? Sự phân hoá theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ ở các thành phần tự nhiên nào?

HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của các đai cảnh quan theo độ cao.

Hình thức: Nhóm.

Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ:

Nhóm l: Tìm hiểu dai nhiệt đới gió mùa. Nhóm 2: Đai cận nhiệt gió mùa trên núi.

Nhóm 3: Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên.

Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, dại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm.

GV đặt câu hỏi cho các nhóm:

Tại sao đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên chỉ có ở miền Bắc?

Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh thường hình thành ở những khu vực nào? Ở nước ta hệ sinh thái này chiếm diện tích lớn hay nhỏ?

Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm 3 miền địa lý tự nhiên

Hình thức: Nhóm.

Bước 1: GV chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu các đặc điểm của một miền địa lí tự nhiên

Nhóm 1: tìm hiểu đặc điểm miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

Nhóm 2: tìm hiểu đặc điểm miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm miền Nam Trung và Nam Bộ.

Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm.

3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao:

* Khí hậu phân hoá theo độ cao và phụ thuộc vào độ cao của địa hình. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (cứ lên cao 100m giảm 0.6oC)

a. Đai nhiệt đới gió mùa:

* Giới hạn: Ở miền Bắc: có độ cao trung bình dưới 600 - 700m; miền Nam có độ cao 900-1000m.

* Đặc điểm:

+ Khí hậu: mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình tháng trên 25oC. Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi từ khô hạn đến ẩm ướt.

+ Đất đai: đất phù sa chiếm 24% diện tích đất tự nhiên cả nước, đất feralit chiếm hơn 60%.

+ Sinh vật: HST rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, HST rừng nhiệt đới gió mùa.

b. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

* Giới hạn: Miền Bắc có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m, miền Nam có độ cao từ 900 – 1000m đến độ cao 2600m.

* Đặc điểm:

+ Khí hậu: mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25oC, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.

+ Đất đai: đất feralit có mùn và đất mùn.

+ Sinh vật: HST rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim, xuất hiện các loài cây ôn đới.

c. Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao * Giới hạn: từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).

* Đặc điểm:

+ Khí hậu: quanh năm nhiệt độ dưới 15oC, mùa đông dưới 5oC.

+ Đất: mùn thô.

+ Sinh vật: có các loài thực vật ôn đới như: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.

4. Các miền tự nhiên:

Xem phụ lục

*TÍCH HỢP:

Ở mỗi miền tự nhiên khác nhau, thường thì những điều kiện tự nhiên không giống nhau nên cần có những biện pháp phù hợp để giảm nhẹ tác động của các thiên tai và thích ứng với những thất thường ngày càng tăng của BĐKH.

IV. ĐÁNH GIÁ

  1. Trình bày những đặc điểm phân hóa của thiên nhiên Việt Nam?
  2. Theo em sự phân hóa này mang lại những mặt thuận lợi và khó khăn gì cho nền kinh nước ta?

V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

  • Hoàn thành câu hỏi bài tập SGK.
  • Hướng dẫn chuẩn bị bài mới chu đáo, yêu cầu học sinh chuẩn bị những kiến thức căn bản về vấn đền sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
15 Tháng chín, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm