Thế Giới Phẳng - Thomas L. Friedman

Tải Thế Giới Phẳng - Thomas L. Friedman
10948 lượt xem
Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Mua sách để ủng hộ tác giả

Cuốn sách "Thế giới phẳng" có tên tiếng anh là (The world is flat) là một tác phẩm của Thomas L.Friedman - một biên tập viên chuyên mục ngoại giao và kinh tế của tạp chí New York Times có những tác phẩm và công trình nghiên cứu về vấn đề toàn cầu hoá rất thành công: Nóng, Phẳng, Chật,Từ Beirut đến Jerusalem, Chiếc Lexus và cây ôliu, Từng là bá chủ.


Năm 2005, thế giới phẳng trở thành một hiện tượng được trao giải thưởng CUỐN SÁCH HAY NHẤT trong năm do Financial Times và Goldman Business bình chọn. Tác giả Thomas L.Friedman cũng được bình chọn là một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất Hoa Kỳ.


Hiện nay "thế giới phẳng" đã trở thành thuật ngữ quen thuộc chỉ sự phát triển toàn cầu hóa từ những năm đầu của thế kỷ XXI khi mười nhân tố lớn liên quan đến kinh tế và khoa học kỹ thuật trên thế giới cùng nhau tác động, khiến cho các mô hình xã hội, chính trị và xã hội đã bị thay đổi và thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết khi sự tiếp xúc giữa các cá nhân trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn trước.


Vậy ý nghĩa của cuốn sách thế giới phẳng là gì?


Cuốn sách đáng đọc với những ai quan tâm đến vấn đề toàn cầu hóa, hay giản dị hơn là những tác động của internet đến cuộc sống thực của mỗi chúng ta. Theo Thomas Friedman thì "Toàn cầu hóa có mặt trái. Khi bạn không là kẻ mạnh hoặc không sẵn sàng là kẻ mạnh, bạn sẽ bị nuốt chửng không thương tiếc hoặc chỉ còn lại những vụn bánh nhỏ bé trong miếng bánh lợi ích thương mại toàn cầu".

 

1. Ba giai đoạn của toàn cầu hóa 

“Thế giới phẳng” là một ẩn dụ hàm chứa cả cơ hội lẫn lo âu do toàn cầu hóa đưa lại. Friedman tóm gọn lịch sử thế giới vào ba giai đoạn: 

  • Toàn cầu hóa 1.0 là từ năm 1492-1800 với động lực chính là cơ bắp và khái niệm quốc gia. 
  • Toàn cầu hóa 2.0 từ 1800-2000 với những công ty đa quốc gia, nổi lên nhờ chi phí vận chuyển và sau đó là chi phí viễn thông càng giảm. 
  • Toàn cầu hóa 3.0, bắt đầu từ năm 2000 và sẽ diễn ra trong thế kỷ 21, với một mô hình xã hội, chính trị, kinh doanh hoàn toàn mới, nơi thế giới trở thành một vật thể nhỏ bé, mọi vật kết nối chặt chẽ với nhau. Và đây chính là nội dung chính của “Thế giới phẳng”. 


2. Thế nào là “thế giới phẳng” 

  • “Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”. 
  • “Phẳng” đến mức những khái niệm “địa kinh tế” hay “địa chính trị” vốn chi phối mọi mối quan hệ quốc tế thời chiến tranh lạnh, ngày nay không thích hợp, khó tồn tại nếu không bổ sung thêm nội dung mới, thậm chí trong nhiều trường hợp đã bị thay thế bởi những khái niệm khác. 

  • Phẳng” với ý nghĩa mọi “mấp mô” thuộc mọi phạm trù biên giới, lãnh thổ, sự toàn vẹn chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị - xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa, sự khác biệt về tôn giáo, chủng tộc, lịch sử, địa lý…, tất cả phải được duy trì, được bảo vệ, được xử lý theo hướng góp thêm vào cho tính “phẳng” của thế giới – quốc gia nào cũng phải ứng xử như thế nếu như không muốn tự cô lập mình.


Tác giả cuốn sách 'Thế giới Phẳng', Ông là ai:


Thomas Loren Friedman là một người Do Thái, sinh ngày 20/7/1953, ông là một nhà báo Mỹ, một nhà bình luận và là tác giả viết sách. Ông giữ chuyên mục bình luận của tờ The New York Times, chuyên về các vấn đề đối ngoại, mậu dịch quốc tế, Trung Đông, toàn cầu hóa, các vấn đề về môi trường... Friedman từng 3 lần đoạt giải Pulitzer. Nhiều đầu sách nổi tiếng của ông được dịch sang tiếng Việt và được bạn đọc yêu thích như: Thế giới phẳng, Chiếc Lexus và cây ô liu, Nóng, phẳng, chật, Từ Beirut đến Jerusalem.


10 phát ngôn không thể không suy ngẫm của tác giả Thế giới phẳng tại Việt Nam:

1. “Đáng ra tôi phải trung thực hơn khi viết Thế giới phẳng. Đúng ra là "Thế giới đang bị san phẳng" chứ không phải "Thế giới đã phẳng rồi" (tính khẳng định của động từ "is" trong The World is Flat). Nhưng nếu đặt tên là "Thế giới đang bị san phẳng" thì làm sao bán sách được?”


2.“Trong thế giới phẳng, thật tuyệt vời khi làm một người tiêu dùng vì bạn có thể mua bất cứ thứ gì qua Amazon, nhưng thật kinh khủng nếu làm một nhà lãnh đạo vì bạn buộc phải đối thoại với đối tượng mà mình lãnh đạo, kiểu lãnh đạo nói chuyện một chiều từ trên xuống dưới không còn nữa. Ngày trước, khi cấp trên nói, cấp dưới nghe và vâng dạ. Ngày nay, cấp trên nói, cấp dưới ngồi "tweet" (đăng tin nhắn lên Twitter)”.


3.“Tôi khẳng định với các bạn, 10 năm nữa, các chênh lệch về trình độ công nghệ và Internet trên thế giới hiện nay sẽ bị san phẳng. Khi đó, con người phải trông cậy vào động lực bên trong và khả năng làm chủ công nghệ của mình để phát triển”.


4.“Một công ty lớn của Mỹ hiện nay chỉ cần 2 nhân viên: một con người và một con chó. Con người có nhiệm vụ cho chó ăn và con chó có nhiệm vụ giữ con người tránh xa các cỗ máy đang vận hành. Tôi nói phóng đại thôi nhưng ý của tôi là: trong tương lai, máy móc sẽ thay thế con người trong rất nhiều công việc, và con người buộc phải có năng lực cao mới làm chủ được những loại máy móc đó”.


5.“Cách đây vài chục năm, giới trung lưu Mỹ có trình độ trung bình vẫn kiếm được công việc tốt, lương cao. Nay điều đó không còn nữa. Họ bắt buộc phải có trình độ năng lực cao mới kiếm được nhiều tiền. Đó cũng sẽ là xu hướng chung của thế giới sắp tới”.


6.“Thách thức của Việt Nam hiện nay là các bạn phải giàu trước khi già. Các bạn mong những đứa con sẽ trả tiền cho cuộc sống của mình ở viện dưỡng lão”.


7.“Các bạn Việt Nam chạy 500 dặm/giờ cũng được, 5 dặm/giờ cũng được, nhưng điều quan trọng là các bạn phải chạy. Nếu các bạn đứng yên, thế giới sẽ bỏ qua các bạn (trả lời các nhà kinh tế về tiềm năng phát triển của Viêt Nam trong “thế giới phẳng”).


8.“Những nhà sáng tạo như Steve Jobs là thách thức đối với mọi nhà cầm quyền vì họ quá cấp tiến. Nhưng nếu tôi là nhà cầm quyền, tôi sẽ tưởng thưởng xứng đáng cho các nhà sáng tạo, tôi sẽ khuyến khích học sinh, sinh viên, giáo viên, các nghiên cứu sinh... sáng tạo. Cần phải khích lệ trí tưởng tượng của con người vì đó là điều giúp nhân loại phát triển”.


9.“Nên nhớ là trong thế giới phẳng, khi tất cả đều phụ thuộc lẫn nhau, thì việc kẻ thù của bạn sụp đổ còn nguy hiểm hơn là kẻ thù của bạn trỗi dậy”.


10.“Khi còn là vợ Thái tử Charles, Công nương Diana một lần trả lời trong một cuộc phỏng vấn: "Điều đáng tiếc là trong cuộc hôn nhân của chúng tôi có đến 3 người" (ý chỉ Charles ngoại tình với Camilla). Chính trị cũng vậy, vấn đề là trong các mối quan hệ chính trị cũng không nên có 3 người”.


CLICK LINK DOWNLOAD SÁCH TẠI ĐÂY.

Gợi ý cho bạn