Phương pháp ăn dặm bé Chỉ Huy pdf

Tải Phương pháp ăn dặm bé Chỉ Huy pdf
13581 lượt xem
Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Mua sách để ủng hộ tác giả

"Phương pháp ăn dặm bé Chỉ Huy" là một cuốn sách hay không thể thiếu trong tủ sách của các bà mẹ, cuốn sách này đề cập đến phương pháp ăn dặm cho bé theo một phương pháp mới "Phương pháp ăn dặm cho phép bé tự quyết định". Nó được vận hành như thế nào, chúng ta cùng đi tiếp các nội dung dưới đây.


Ăn dặm là gì?


Ăn dặm là sự thay đổi dần dần của bé, chuyển từ việc chỉ ăn sữa mẹ hoặc sữa bột sang thôi bú mẹ hoặc sữa bột. Sự thay đổi này mất tối thiểu 6 tháng nhưng cũng có thể kéo dài vài năm, đặc biệt là đối với các bé bú mẹ. Cuốn sách này viết về giai đoạn đầu của quá trình ăn dặm, bắt đầu với lần đầu tiên bé ăn dặm.


Những món ăn dặm đầu tiên – đôi khi còn được gọi là thức ăn bổ sung – không có nghĩa là thay thế sữa mẹ hoặc sữa bột, thay vào đó, sẽ bổ sung cho chế độ ăn này, để bữa ăn của bé ngày càng thêm đa dạng.


Trong hầu hết các gia đình, thời điểm ăn dặm do cha mẹ quyết định. Khi cha mẹ bắt đầu đút thìa cho bé ăn, họ cũng quyết định thời điểm và cách thức bé bắt đầu ăn dặm; khi họ không còn cho bé bú mẹ hoặc bú bình, họ quyết định thời điểm ngừng cho ăn sữa. Bạn có thể gọi đó là ăn dặm do-cha-mẹ-quyết-định. Ăn dặm do-bé-quyết-định lại khác. Phương pháp này cho phép bé dẫn dắt toàn bộ quá trình, bằng cách bé vận dụng bản năng và khả năng của mình. Bé quyết định thời điểm bắt đầu và kết thúc quá trình ăn dặm. Mặc dù việc này có vẻ kì cục, nhưng nó sẽ có ý nghĩa tuyệt đối khi bạn quan sát kĩ phương thức phát triển của bé.


Tại sao BLW lại khác biệt


1, What is Baby-led Weaning? (BLW) - Thế nào là phương pháp ăn dặm cho phép bé tự quyết định?
Đây là phương pháp ăn dặm cho phép em bé tự đút mình ăn, do đó không hề có thức ăn xay nhiễn hay đút bé bằng muỗng. Bé ngồi ăn trên bàn cùng với gia đình trong bữa ăn và tham gia ăn cùng với mọ người khi bé đã sẵn sàng, dùng tay bốc thức ăn trước và sau này tự đút mình bằng muỗng (nĩa, dao).
Phương pháp BLW:
- cho phép bé khám phá mùi, vị, màu sắc, và cấu trúc của thức ăn (texture) [tức thức ăn mềm/ cứng/ trơn/ ráp/ lỏng/sệt, v.v...)
- khuyến khích tự lập và tự tin ở trẻ
- giúp phát triển kỹ năng nhai và tương tác giữa tay và mắt.
- giúp hạn chế iện tượng trẻ kén ăn hay những cuộc "tranh đấu" giữa bé và người đút ăn.
tất cả những bé khỏe mạnh đều có thể bắt đầu tự ăn vào lúc 6 tháng, chỉ cần cho bé cơ hội mà thôi.



2, Tại sao phương pháp BLW có lý?
Phương pháp này dựa theo cách mà em bé phát triển thể chất trong năm đầu đời.
Hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của trẻ chưa sẵn sàng cho các loại thức ăn khác trước khi bé 6 tháng tuổi - cho đến lúc 6 tháng tuổi, sữa mẹ hoặc sữa formula là thức ăn chính và duy nhất của trẻ. Lúc 6 tháng tuổi, bé đã có thể tự ngồi thẳng lên, bốc thức ăn, đưa lên miệng và nhai, nói cách khác, bé có thể tự ăn.
Trong quá khứ, khi trẻ bắt đầu ăn dặm ỡ khoảng 3, 4 tháng tuổi, ta phải xay đồ ăn cho bé vì bé chưa thể tự ăn được.
Nếu chúng ta đợi bé đến 6 tháng tuổi, chúng ta bỏ qua giai đoạn xay, và do đó không cần phải bắt đầu ăn dặm bằng thức ăn xay nữa.



3, Bé có bị hóc không?
Từ lâu, cha mẹ được khuyến khích cho trẻ thức ăn cầm được (finger food) lúc bé 6 tháng tuổi để giúp bé phát triển kỹ năng nhai - điểm khác biệt ở phương pháp BLW là không đút bằng muỗng. [Tức là pp truyền thống bên này cho ăn xay, đến 6 tháng thì cho thêm thức ăn để bốc ăn kèm] Vì vậy, nếu như tuân theo những biện pháp an toàn mà đơn giản thì bé sẽ hầu như không bị hóc.  Thật vậy, cho phép bé tự kiểm soát lượng thức ăn đưa vào miệng của chính mình cũng chính là cách giúp bé học được cách ăn an toàn.



4, Bắt đầu như thế nào?
* Cho bé ngồi thẳng, mặt đối diện với bàn, ngồi trong lòng bạn hoặc trên ghế ăn riêng cho bé. Đảm bảo rằng bé ngồi vững và cánh tay, bàn tay ở tư thế thoải mái.
*Cung cấp cho bé thức ăn nhưng đừng đút thức ăn cho bé: để thức ăn ở trước mặt, hoặc để cho bé bốc thức ăn từ tay của bạn, do đó, bé là người quyết định. [bé quyết định ăn hay không ăn, ăn cái gì, ăn nhiều hay ít]
*Bắt đầu với những thức ăn dễ cầm lên: thức ăn dài cỡ ngón tay của mình là tốt nhất, có thể mỏng hơn (hoặc bằng 1/3 cây đũa). Thay đổi hình dáng, kết cấu thức ăn từ từ cho trẻ có thời gian học cách cầm chúng. [lần đầu có thể chưa cầm lên được, bị tuột, cầm chặt quá sẽ bị nát chẳng hạn, bé sẽ dần học được cách cầm sao cho phù hợp]
*Cho bé ăn cùng lúc với bữa ăn của gia đình bất cứ khi nào có thể. Bé chịu được bao lâu thì cho bé ngồi bấy lâu, cho bé ăn thức ăn giống thức ăn của bạn để bé bắt chước cách ăn.
*Chọn thời điểm mà bé không bị mệt hay đói, vì khi đó bé sẽ tập trung. Bữa ăn ở giai đoạn này vẫn chủ yếu là để chơi và để học và bé vẫn lấy đủ chất dinh dưỡng bé cần từ sữa.
*Duy trì cho bé bú sữa như trước đây vì sữa vẫn còn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé cho tới khi bé 1 tuổi. Khi nhu cầu bé ít dần, bé sẽtự giảm lượng sữa bú vào.
*Để nước trên bàn cho bé trong bữa ăn để bé co thể uống khi cần. [dùng sippy cup chứ không dùng bình sữa để đựng nước]
*Đừng hối/ thúc giục bé hoặc làm bé mất tập trung khi bé đang ăn. Cho phép bé tập trung và ngồi bao lâu tùy thích.
*Đừng đút thức ăn vào miệng giùm bé và cố thuyết phục bé ăn nhiều hơn là bé muốn.



5, Loại thức ăn nào phù hợp với bé?
Bé có thể ăn chung hầu hết món ăn nào tốt cho sức khỏe với gia đình bạn. Ví dụ như trái cây, rau, thịt, pho mai, trứng nấu chín kỹ, bánh mì (hoặc bánh mì nướng), gạo, mì và hầu hết các loại cá. Chọn loại thức ăn nào mà dễ cắt thành que hay cọng dài khi bá mới bắt đầu ăn.
Cung cấp cho bé nhiều loại thức ăn khác nhau cho bé cơ hội khám phá các mùi vị và kết cấu khác nhau và để đảm báo bé nạp đủ dinh dưỡng cần thiết.



6, Những loại thức ăn cần tránh
- Những loại cho thêm muối và đường. (đọc kỹ nhãn hàng, rất nhiều loại được cho thêm rất nhiều đường, muối)
- Thức ăn nhanh và thức ăn chế biến sẵn.
- Mật ong, sò hến, cá mập, trứng nấu chưa kỹ.
-Những loai thức ăn có thể gây dị ứng, nếu gia đình bạn có tiền sử dị ứng



7, Lời khuyên
- Đừng hy vọng trẻ ăn nhiều. Rất nhiều bé ăn rất ít trong những tháng đầu tự ăn. Tốt hơn bạn nên nghĩ răng bữa ăn cũng là một thời gian cho bé vừa học vừa chơi.
- Đón chờ "bãi chiến trường"! Trải một tấm lót (nhựa, giấy báo) dưới chân ghế. Nếu tấm lót sạch, bạn có thể nhặ thức ăn lên đưa lại cho bé. [còn giấy báo thì bé ăn xong, bạn chỉ gom lại và vứt].
- Duy trì bữa ăn vui vẻ. Bằng cách này, bé sẽ hào hứng ăn và chờ đón bữa ăn kế tiếp.



8, Biện pháp an toàn:
-Đảm bảo bé ngồi thẳng khi ăn.
- Không cho bé các loại hạt/ quả còn nguyên. [không cho đậu phọng/ điều dù đã giã nhỏ]
-Các loại quả nhỏ thì cắt làm đôi [làm tư] và bỏ hột.
-Không cho phép ai ngoại trừ chính em bé đút thức ăn vào miệng [nhà có các em bé lớn thường có xu hướng thích đút bé nhỏ ăn]
-Giải thích cách thực hiện phương pháp này cho những người chăm sóc trẻ [cô giáo, người giữ trẻ]
-KHÔNG BAO GIỜ để bé ngồi ăn một mình.

Về tác giả:
 
Gill Rapley đã dành nhiều năm nghiên cứu sự phát triển của trẻ và phương pháp cho bé ăn. Chị có hơn 20 năm kinh nghiệm làm y tá chăm sóc bệnh nhân tại nhà riêng, đồng thời chị cũng là bà đỡ, tư vấn tình nguyện về phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ. Khi theo học chương trình Thạc sĩ, chị phát triển lý thuyết về phương pháp ăn dặm cho phép bé tự quyết định (phương pháp ăn dặm BLW) trong khi nghiên cứu sự sẵn sàng của bé với món ăn dặm. Chị sống tại Kent với chồng và các con chị đều đã trưởng thành, và các con chị đều gắng sức chứng tỏ với mẹ rằng chúng không cần sự trợ giúp khi ăn dặm.

CLICK LINK DOWNLOAD EBOOK TẠI ĐÂY.

AND

CLICK LINK DOWNLOAD TÀI LIỆU BỔ TRỢ TẠI ĐÂY

Gợi ý cho bạn