Đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa học năm 2018

Tìm Đáp Án xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa học năm 2018, trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 1), tài liệu gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 12 kèm theo đáp án chắc chắn sẽ giúp các bạn học sinh có kết quả cao trong học tập. Tìm Đáp Án mời các bạn và thầy cô tham khảo.

Đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa học năm 2018, trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 1)

SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

ĐỀ THI KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LỚP 12 - LẦN 1

NĂM HỌC 2017 - 2018

ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài 50 phút; Không kể thời gian giao đề.

Họ tên thí sinh .................................................................................Số báo danh: .....................

Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; P = 31; Cl = 35,5; K = 39; Be = 9; Li = 7; Ca = 40; Ba = 137; Cr = 52; F = 19; Mn = 55; Ni =59; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; I = 127; Si = 28; Rb = 85.

Câu 1: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và valin là?

A. 1.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Câu 2: Este C2H5COOC2H5 có tên gọi là?

A. Etyl fomat.

B. Vinyl propionat.

C. Etyl propionat.

D. Etyl axetat.

Câu 3: Tổng số nguyên tử trong 1 phân tử alanin là?

A. 11.

B. 13.

C. 12.

D. 10.

Câu 4: Chất nào dưới đây là monosaccarit?

A. Glucozơ.

B. Tinh bột.

C. Saccarozơ.

D. Xenlulozơ.

Câu 5: Thủy phân hoàn toàn 68,4 gam saccarozơ được dung dịch X. Cho X phản ứng hoàn toàn với Cu(OH)2 dư trong NaOH đun nóng sinh ra m gam kết tủa đỏ gạch. Giá trị của m là?

A. 57,6 gam.

B. 28,8 gam.

C. 32 gam.

D. 64 gam.

Câu 6: Cho 30 gam glyxin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là?

A. 38,8 gam.

B. 28,0 gam.

C. 26,8 gam.

D. 24,6 gam.

Câu 7: Xà phòng hóa hoàn toàn 0,3 mol (C17H35COO)3C3H5 trong dung dịch KOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là?

A. 264,6 gam.

B. 96,6 gam.

C. 88,2 gam.

D. 289,8 gam.

Câu 8: Chất nào dưới đây tạo kết tủa trắng với dung dịch brom?

A. Glyxin.

B. Metylamin.

C. Anilin.

D. Vinyl axetat.

Câu 9: Chất nào dưới đây có pH < 7 ?

A. KNO3.

B. NH4Cl.

C. KCl.

D. K2CO3.

Câu 10: C4H9OH có bao nhiêu đồng phân ancol?

A. 3.

B. 4.

C. 1.

D. 2.

Câu 11: Chất nào dưới đây tạo phức màu tím với Cu(OH)2?

A. Gly-Val.

B. Glucozơ.

C. Ala-Gly-Val.

D. metylamin.

Câu 12: Chất nào dưới đây không làm mất màu dung dịch brom?

A. axetilen.

B. stiren.

C. etilen.

D. etan.

Câu 13: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C6H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là?

A. (4), (2), (5), (1), (3).

B. (3), (1), (5), (2), (4).

C. (4), (1), (5), (2), (3).

D. (4), (2), (3), (1), (5).

Câu 14: Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch nào dưới đây để thu được kết tủa?

A. CuCl2.

B. KNO3.

C. NaCl.

D. AlCl3.

Câu 15: Chất béo tripanmitin có công thức là?

A. (C17H35COO)3C3H5.

B. (C17H33COO)3C3H5.

C. (C15H31COO)3C3H5.

D. (C17H31COO)3C3H5.

Câu 16: Chất nào dưới đây làm quỳ tím hóa xanh?

A. CH3COOH.

B. C6H5NH2.

C. CH3OH. D. C2H5NH2.

Câu 17: Chất nào dưới đây cho phản ứng tráng bạc?

A. C6H5OH.

B. CH3COOH.

C. C2H2.

D. HCHO.

Câu 18: Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3 dư chỉ thu được 3,36 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là?

A. 8,1 gam.

B. 4,05 gam.

C. 1,35 gam.

D. 2,7 gam.

Câu 19: Cho m gam dung dịch glucozơ 20% tráng bạc, phản ứng hoàn toàn sinh ra 32,4 gam bạc. Giá trị của m là?

A. 108 gam.

B. 135 gam.

C. 54 gam.

D. 270 gam.

Câu 20: Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì chất rắn thu được là?

A. NaNO2.

B. NaOH.

C. Na2O.

D. Na.

Câu 21: Thủy phân hoàn toàn 1 mol Gly-Ala trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là?

A. 127,5 gam.

B. 118,5 gam.

C. 237,0 gam.

D. 109,5 gam.

Câu 22: Cho 17,6 gam etyl axetat tác dụng hoàn toàn với 300ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là?

A. 20,4 gam.

B. 16,4 gam.

C. 17,4 gam.

D. 18,4 gam.

Câu 23: Chất nào dưới đây không có phản ứng thủy phân?

A. Tinh bột.

B. metyl fomat.

C. saccarozơ.

D. glucozơ.

Câu 24: m gam alanin tác dụng vừa hết với axit HNO2 tạo ra 4,48 lít khí (đkc). Giá trị của m là?

A. 35,6 gam.

B. 17,8 gam.

C. 53,4 gam.

D. 71,2 gam.

Câu 25: Lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất phản ứng là 80% thu được V ml C2H5OH 46o (khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 gam/ml). Giá trị của V là?

A. 400.

B. 250.

C. 500.

D. 200.

Câu 26: Cho 40 gam hỗn hợp gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa 63,36 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là?

A. 320.

B. 400.

C. 560.

D. 640.

Câu 27: Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 30,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 38,8 gam muối khan. Công thức của X là?

A. H2NC2H4COOH.

B. H2NC4H8COOH.

C. H2NCH2COOH.

D. H2NC3H6COOH.

Câu 28: Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với H2 bằng 50 và khi tham gia phản ứng xà phòng hoá tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo phù hợp với X?

A. 2.

B. 5.

C. 3.

D. 4.

Câu 29: Cho các phát biểu sau:

(a) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.

(b) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo.

(c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

(d) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.

(e) Trong mật ong chứa nhiều fructozơ.

(f) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.

Số phát biểu đúng là?

A. 3.

B. 5.

C. 4.

D. 6.

Câu 30: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 56,96 gam Ala, 64 gam Ala-Ala và 55,44 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là?

A. 132,88.

B. 223,48.

C. 163,08.

D. 181,2.

Câu 31: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Y

Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

Có màu tím

Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng

Kết tủa Ag trắng sáng

T

Nước Br2

Kết tủa trắng

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ.

B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin.

C. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin.

D. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.

Câu 32: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 109,8 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 90.

B. 60.

C. 120.

D. 240.

Câu 33: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 2M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 144,96 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 trong phân tử. Giá trị của m là?

A. 103,44.

B. 132,00.

C. 51,72.

D. 88,96.

Câu 34: Cho 11,8 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 19,1 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 2.

Câu 35: Hợp chất hữu cơ no, đa chức X có công thức phân tử C7H12O4. Cho 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch NaOH 16% thu được chất hữu cơ Y và 35,6 gam hỗn hợp muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là?

A. CH3COO–(CH2)2–COOC2H5.

B. CH3OOC–(CH2)2–OOCC2H5.

C. CH3COO–(CH2)2–OOCC3H7.

D. CH3COO–(CH2)2–OOCC2H5.

Câu 36: Cho 21,6 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng của Y là?

A. 4,5.

B. 9,0.

C. 13,5.

D. 6,75.

Câu 37: Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2; Cu và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch chứa AgNO3 1M vào Y đến các phản ứng hoàn thấy đã dùng 580ml, kết thúc thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít khí (ở đktc). Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình, giá trị của m gần nhất với

A. 82.

B. 80.

C. 84.

D. 86.

Câu 38: Hỗn hợp E gồm chất X (C5H14N2O4, là muối của axit hữu cơ đa chức) và chất Y (C2H7NO3, là muối của một axit vô cơ). Cho một lượng E tác dụng hết với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,4 mol hỗn hợp hai khí có số mol bằng nhau và dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là?

A. 34,4.

B. 50,8.

C. 42,8.

D. 38,8.

Câu 39: X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở không cho phản ứng tráng gương (trong đó X no, Y và Z có 1 liên kết đôi C = C trong phân từ). Đốt cháy 23,58 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với O2 vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 137,79 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 23,58 gam E với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M (vừa đủ) thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp 2 ancol kế tiếp thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Thêm NaOH rắn, CaO rắn dư vào F rồi nung thu được hỗn hợp khí G. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Vậy phần trăm khối lượng của khí có phân tử khối nhỏ trong G gần nhất với giá trị là?

A. 87,83%.

B. 76,42%.

C. 61,11%.

D. 73,33%.

Câu 40: Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2. Thủy phân hoàn toàn m gam A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 52,5 gam Glyxin và 71,2 gam Alanin. Biết số liên kết peptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 10. Giá trị của m là?

A. 103,9.

B. 101,74.

C. 100,3.

D. 96,7.

Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa học năm 2018

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

B

21

C

2

C

22

A

3

B

23

D

4

A

24

B

5

A

25

A

6

A

26

D

7

D

27

C

8

C

28

D

9

B

29

C

10

B

30

C

11

C

31

B

12

D

32

D

13

A

33

A

14

D

34

B

15

C

35

D

16

D

36

B

17

D

37

A

18

B

38

C

19

B

39

C

20

A

40

A




Xem thêm