Thư viện đề thi lớp 3 xin giới thiệu Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 trường tiểu học Lê Lợi, Hà Nội bao gồm đáp án và hướng dẫn chấm chi tiết cho từng mục giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho bài thi cuối năm đạt kết quả cao. Đồng thời đây là tài liệu tham khảo cho các thầy cô khi ra đề cho các em học sinh. Mời thầy cô cùng các em tham khảo và tải về.

I. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Ở lại với chiến khu (Trang 13 - TV3/ Tập 2)

2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 - TV3/Tập 2)

3. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 - TV3/Tập 2)

4. Mặt trời mọc ở đằng.... tây! (Trang 52 - TV3/Tập 2)

5. Buổi học thể dục (Trang 89 - TV3/Tập 2)

6. Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (Trang 98 - TV3/Tập 2)

7. Mặt trời xanh của tôi (Trang 125 - TV3/Tập 2)

8. Sự tích chú Cuội cung trăng (Trang 131 - TV3/Tập 2)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Lời chào

Một người cha cùng con nhỏ đi trên đường. Bốn bề im ắng, chỉ nghe thấy tiếng gió thổi rì rào trên cành cây. Bỗng người con nhìn thấy một bà cụ đang chống gậy đi tới.

- Cha ơi, bà cụ đi đâu đấy? – Người con hỏi.

- Bà cụ đi thăm, đi đón hoặc đi tiễn một người nào đó, con ạ. – Người cha trả lời.

- Người cha dặn con: Khi gặp bà cụ, chúng ta sẽ nói: “Chào cụ ạ”.

- Vì sao phải nói thế vậy cha? Chúng ta có quen gì cụ đâu. – Đứa bé ngạc nhiên hỏi lại.

- Con cứ chào cụ và con sẽ hiểu nói như vậy để làm gì.

Bà cụ xuất hiện trước mắt hai cha con.

- Chào cụ ạ. Người con nói

- Chào cụ ạ. Người cha nói

- Chào ông, chào cháu. – Bà cụ nói và mỉm cười.

Người con nhìn với vẻ mặt sửng sốt. Mọi vật xung quanh như đang thay đổi. Mặt trời rực rỡ. Trên cành cây cao, gió lướt nhẹ nhàng. Những chiếc lá rung rinh đùa giỡn. Chú bé cảm thấy vui sướng trong lòng.

- Vì sao lại như vậy ạ? – Người con hỏi.

- Vì ta đã chào bà cụ và mỉm cười. – Người cha trả lời.

(Sưu tầm)

1. Khi người cha dặn phải chào bà cụ, thái độ của người con như thế nào? (0.5 điểm)

A. Ngoan ngoãn vâng lời cha.

B. Ngạc nhiên nói với cha: Vì sao phải nói vậy? Chúng ta có quen bà cụ đâu.

C. Tò mò hỏi cha: Bà ấy sẽ tặng quà cho chúng ta chứ.

D. Không muốn chào vì đó là một người xa lạ.

2. Khi bà cụ xuất hiện, người con đã nói gì? (0.5 điểm)

A. Chào cụ ạ!

B. Chào cụ ạ! Cụ có quà gì cho cháu không ạ?

C. Cụ đi đâu đấy ạ?

D. Cụ có cần cháu giúp gì không ạ?

3. Bà cụ đã đáp lại lời của hai cha con như thế nào? (0.5 điểm)

A. Cảm ơn cháu.

B. Cụ có quà cho cháu này.

C. Chào cháu, cụ vừa đi chợ về.

D. Chào ông, chào cháu.

4. Sau khi nghe lời đáp của bà cụ, cậu bé cảm thấy như thế nào? (0.5 điểm)

A. Cậu bé cảm thấy bình thường

B. Cậu bé cảm thấy mình vừa làm được một việc vô cùng có ich.

C. Cậu bé sửng sốt và cảm thấy mọi vật xung quanh như đang thay đổi. Cậu thấy vui sướng trong lòng.

D. Cậu vui sướng vì được cụ tặng cho một chiếc bánh.

5. Khi người con hỏi cha về những cảm xúc đang có trong mình, người cha đã giải thích ra sao? (0.5 điểm)

A. Đó là điều rất bình thường thôi con.

B. Con thấy vui là được rồi.

C. Đó là niềm vui của cuộc sống đó con.

D. Vì ta đã chào bà cụ và bà cụ mỉm cười.

6. Tác giả muốn khuyên chúng ta điều gì qua câu chuyện trên? (1 điểm)

7. Trong các đáp án sau đây, từ nào viết đúng chính tả? (0.5 điểm)

A. Chái cây

B. Trờ đợi

C. Trôi chảy

D. Chơ chụi

8. Hãy sử dụng những từ ngữ phù hợp để hoàn thiện câu có dùng biện pháp so sánh sau: (1 điểm)

a. Đêm nay, mặt trăng to và tròn như .........

b. Ánh mắt ấm áp của mẹ như ...........

9. Đặt hai câu có bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì? (1 điểm)

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Cóc kiện Trời

Thấy trời hạn hán quá lâu, làm ruộng đồng, cây cỏ, chim muông chết dần chết mòn vì khát, Cóc quyết lên thiên đình kiện ông Trời. Cùng đi với Cóc có Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo. Dưới sự chỉ huy khôn khéo của Cóc, các con vật đã đánh thắng đội quân nhà Trời, buộc Trời phải cho mưa xuống trần gian.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn kể lại một buổi lao động nhằm bảo vệ môi trường của lớp em.

Gợi ý:

- Buổi lao động diễn ra vào thời gian nào?

- Buổi lao động gồm những việc gì? (quét dọn, lau cửa kính, tưới cây, nhặt rác, ….)

- Các bạn trong lớp làm việc tích cực như thế nào?

- Cảm nghĩ của em về buổi lao động đó.

Lời giải chi tiết

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) B. Ngạc nhiên nói với cha: Vì sao phải nói vậy? Chúng ta có quen bà cụ đâu.

2. (0.5 điểm) A. Chào cụ ạ!

3. (0.5 điểm) D. Chào ông, chào cháu.

4. (0.5 điểm ) C. Cậu bé sửng sốt và cảm thấy mọi vật xung quanh như đang thay đổi. Cậu thấy vui sướng trong lòng.

5. (0.5 điểm) D. Vì ta đã chào bà cụ và bà cụ mỉm cười.

6. (1 điểm) Câu trả lời của HS đảm bảo ý sau:

Qua câu chuyện trên, tác giả khuyên chúng ta : Một lời chào dành cho nhau không mất gì nhưng ta sẽ nhận lại được nhiều điều quý giá hơn đó là nụ cười và niềm hạnh phúc.

7. (0.5 điểm) C. Trôi chảy

8. (1 điểm) Tùy thuộc vào bài làm của hs để chấm

Gợi ý:

a. Đêm nay, mặt trăng to và tròn như cái đĩa khổng lồ.

b. Ánh mắt ấm áp của mẹ như ngọn lửa sưởi ấm đời con.

9. (1 điểm)

Ví dụ:

- Bé đã biết ăn cơm bằng đũa.

- Mẹ nhào bột làm bánh bằng tay.

- Cô y tá băng bó vết thương bằng bông gạc.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm) - Mỗi ý một điểm

- Buổi lao động diễn ra vào thời gian nào?

- Buổi lao động gồm những việc gì? (quét dọn, lau cửa kính, tưới cây, nhặt rác, ….)

- Các bạn trong lớp làm việc tích cực như thế nào?

- Cảm nghĩ của em về buổi lao động đó.

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

Sáng thứ bảy vừa qua, trường em tổ chức buổi lao động tập thể. Ngày hôm ấy, lớp 3A chúng em được phân công nhổ cỏ và trồng lại hai bồn hoa trước cửa, lau sạch cửa kính cùng bàn ghế trong lớp. Cô giáo đã phân chia lớp em thành hai nhóm. Nhóm một có nhiệm vụ mang theo hoa mười giờ, hoa đồng tiền, hoa hồng để trồng vào hai bồn, sau đó nhổ sạch cỏ, tưới nước cho cây. Nhóm hai mang theo chổi, giẻ lau và xô nước để lau cửa kính, bàn học, quét mạng nhện xung quanh. Mọi người làm việc rất sôi nổi, bạn nào cũng vui vẻ vì được đóng góp sức mình làm đẹp trường lớp. Sau buổi lao động, bồn hoa mới trồng rung rinh trong nắng, hứa hẹn sẽ mang tới cho chúng em những nhành hoa tươi thắm. Lớp học được thay một chiếc áo mới, sáng sủa và đẹp đẽ hơn.

II. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 trường tiểu học Lê Lợi, Hà Nội

PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN HÀ ĐÔNG KIỂM TRA CUỐI KÌ II

TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI Môn: Tiếng Việt

Năm học: 2016 - 2017

(Thời gian làm bài: 90 phút)
Họ và tên:.........................................................Lớp :............

A. Kiểm tra đọc

1. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các bài tập đọc.

Tình bạn

Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:

- Cứu tôi với!

Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.

Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen:

- Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con!

Theo Mẹ kể con nghe

2. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

1. Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? (M1 - 0,5đ)

A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.

B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo.

C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.

2. Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân? (M1 - 0,5đ)

A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con.

B. Vì Cáo già rất sợ sư tử.

C. Vì Cáo già rất sợ Cún con.

3. Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? (M1 - 0,5đ)

A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.

B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.

C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn.

4. Trong câu: "Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn." Thuộc mẫu câu gì? (M3 - 0,5đ)

A. Ai - làm gì?

B. Ai - thế nào?

C. Ai - là gì?

5. Viết lại một câu trong bài đọc trên có sử dụng biện pháp nhân hóa (M2 - 0,5đ)

................................................................................................................................

6. Qua câu chuyện trên, em thấy Cún con là người như thế nào? (M3 - 0,5đ)

..................................................................................................................................

7. Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong bài. (M4 - 1đ)

.................................................................................................................................

8. Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? (M4 - 1đ)

...................................................................................................................................

9. Đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (M3 - 1đ)

a/ Mùa thu đến làm cho bầu trời thêm xanh cánh đồng thêm rực rỡ

b/ Với bao nhiêu quần áo đẹp mùa xuân như một người mẫu thời trang.

B. Kiểm tra viết:

1. Chính tả (4 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Mặt trời xanh của tôi

Viết 3 khổ thơ đầu (TV 3 tập 2 / trang 125 - 126)

2. Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài: Em hãy kể về một ngày hội mà em đã từng được tham gia hay em biết.

Đáp án và hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 3 học kì 2

A/ Kiểm tra đọc: (6 điểm)

CÂU

1

2

3

4

Đáp án

C

B

A

A

Câu 6: Cún con rất thông minh, dũng cảm và thương bạn.

Câu 8: Phải biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè...........................

Câu 9: Đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (M3 - 1đ)

a/ Mùa thu đến làm cho bầu trời thêm xanh, cánh đồng thêm rực rỡ.

b/ Với bao nhiêu quần áo đẹp, mùa xuân như một người mẫu thời trang.

B/ Kiểm tra viết:

1. Chính tả (4 điểm)

Nghe – viết bài: Mặt trời xanh của tôi

- Viết đúng chính tả, trình bày đúng, sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. (4 điểm)

- Viết sai chính tả mỗi lỗi trừ 0,5 điểm.

- Trình bày bài bẩn trừ 0,5 điểm.

2. Tập làm văn: (6 điểm)

Học sinh viết được một đoạn khoảng 9 đến 10 câu.

- Giới thiệu được ngày hội: Tên là gì? Ở đâu? Thời gian diễn ra? (1 điểm)

- Kể được các hoạt động diễn ra trong ngày hội (4 điểm)

- Nêu được cảm xúc, tâm trạng, mong muốn của mình về ngày hội đó. (1điểm)

Như vậy, Tìm Đáp Án đã gửi tới các bạn Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3. Ngoài các bài tập môn Toán 3 trên, các em học sinh có thể tham khảo môn Toán lớp 3 nâng cao và bài tập môn Toán lớp 3 đầy đủ khác, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.

Đề thi học kì 2 lớp 3 Tải nhiều

Đề thi học kì 2 lớp 3 Hay chọn lọc

Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 3:

Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Toán năm 2020 - 2021:

Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020 - 2021:

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm