Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 có đáp án là đề kiểm tra học kì 2 lớp 2 dành cho thầy cô và các em học sinh tham khảo, chuẩn bị tốt cho kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt sắp tới.

1. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều

Ma trận Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt

Mạch kiến thức,kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TNKQ

TL

HT khác

TNKQ

TL

HT khác

TNKQ

TL

HT khác

TNKQ

TL

HT khác

1. Đọc

a. Đọc hiểu văn bản

Số câu

2

1

1

2

1

1

4

Số điểm

1,0

0,5

1,0

1,0

1,0

0,5

2.5

b) Kiến thức Tiếng Việt

Số câu

1

1

1

1

1

2

3

5

Số điểm

0,5

1,0

0,5

1,0

0,5

1,0

2,5

3,5

Tổng

Số câu

3

1

1

1

1

2

4

4

1

9

Số điểm

1,5

1.0

0,5

1,0

0,5

1,5

2,0

3,5

0.5

6.0

PHÒNG GD &ĐT ………..

TRƯỜNG TIỂU HỌC …….

KIỂM TRA ĐỌC HIỂU CUỐI HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 2

(Thời gian làm bài 20 phút)

Họ và tên:..................................................................

I. Đọc thầm

1. Đọc thầm văn bản sau:

Cây Gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cậy gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.

Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.

(Theo Vũ Tú Nam)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:

Câu 1. (0.5đ ) Bài văn miêu tả cây gạo vào mùa nào?

a. Mùa xuân

b. Mùa hạ

c. Mùa thu

d. Mùa đông

Câu 2. (0.5đ) Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì?

a. Tháp đèn khổng lồ

b. Ngọn lửa hồng

c. Ngọn nến

d. Cả ba ý trên.

Câu 3. (0.5đ ) Những chú chim làm gì trên cây gạo?

a. Bắt sâu

b. Làm tổ

c. Trò chuyện ríu rít

d. Tranh giành

Câu 4 . (1đ) Từ ngữ nào trong bài văn cho ta thấy cây gạo có những cử chỉ giống như con người? Nối với đáp án em cho là đúng

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2

Câu 5: ( M4) Cho các từ: gọi, mùa xuân, bay đến, hót, cây gạo, chim chóc, trò chuyện. Em hãy sắp xếp các từ trên vào hai nhóm cho phù hợp:

a) Từ chỉ sự vật:…………………………………………………………………………..

b) Từ chỉ hoạt động: ……………………………………………………………………..

Câu 6: (0.5đ ) Câu “Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” thuộc kiểu câu gì?

a. Ai là gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai làm gì?

Câu 7: (0,5đ ) Bộ phận in đậm trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” trảlời cho câu hỏi nào?

a. Làm gì?

b. Là gì?

c. Khi nào?

d. Thế nào?

Câu 8: (0,5đ ) Hoàn thành câu văn sau để giới thiệu về sự vật:

1. Con đường này là…………………………………………………..

2. Cái bút này là ………………………………………………………

Câu 9: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong 2 câu văn sau:

Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn. Giống như thuở trước, cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền hòa.

II. Tiếng việt

1. Chính tả:

Bàn tay cô giáo

Bàn tay cô giáo
Tết tóc cho em
Về nhà mẹ khen
Tay cô đến khéo!

Bàn tay cô giáo
Vá áo cho em
Như tay chị cả
Như tay mẹ hiền

Cô cầm tay em
Nắn từng nét chữ
Em viết đẹp thêm
Thẳng đều trang vở.

2. Tập làm văn: Viết đoạn văn khoảng 3 – 5 câu về một đồ vật hoặc đồ chơi mà em yêu thích

- Gợi ý:

a. Đồ vật em yêu thích là đồ vật gì?

b. Đồ vật đó có hình dáng, màu sắc gì nổi bật?

c. Em thường dùng đồ vật đó vào những lúc nào?

d. Tình cảm của em đối với đồ vật đó ? Em giữ gìn đồ vật đó như thế nào?

Đáp án:

I. ĐỌC HIỂU: (6 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu

1

2

3

6

7

Đáp án

a

a

c

c

c

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 4: Cây Gạo gọi đến bao nhiêu là chim. ( 1đ)

Câu 5:

  • Từ chỉ sự vật là: mùa xuân, cây gạo, chim chóc (0,5đ)
  • Từ chỉ hoạt động: gọi, bay đến, hót, trò chuyện (0,5 đ)

Câu 8:

- Con đường này là con đường em đến trường./ là con đường đẹp nhất . /........ ( 1đ)

- Cái bút này là cái bút đẹp nhất./ Cái bút này là cái bút to nhất./….

Câu 9: Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Giống như thuở trước, cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát, hiền hòa (0,5đ) – Mỗi dấu phẩy đúng 0,25đ

1. CHÍNH TẢ (4,0 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng cỡ chữ, trình bày đúng, đủ đoạn văn (4 điểm).

- Cứ mắc 5 lỗi trừ 1,0 điểm (các lỗi mắc lại chỉ trừ một lần).

- Chữ viết xấu, trình bày bẩn, chữ viết không đúng độ cao trừ (0,25 điểm) toàn bài.

2. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)

+ Viết bài đảm bảo các yêu cầu sau cho 6 điểm.

- HS viết được đoạn văn từ 4 - 5 câu theo gợi ý của đề bài, trình bày thành đoạn văn.

- Viết đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, trình bày sạch, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả.

+ Viết đủ số câu, chưa sắp xếp câu thành đoạn văn cho 5,0 điểm.

+ Viết chưa đủ 4 câu nhưng đúng ý cho 4 điểm.

+ Bài văn viết được từ 1 đến 2 câu cho 2,5 – 3,5 điểm.

Bài làm số 1:

Món đồ chơi yêu thích của em là là chú chó Robot mà em được tặng nhân dịp sinh nhật. Thân mình Chú to bằng cái bát, được sơn màu đỏ tươi, trên đầu có đội một chiếc mũ thật ngộ nghĩnh. Chỉ cần lắp pin vào là chú có thể tự di chuyển, phát ra tiếng sủa như thật. Đặc biệt, khi gặp chướng ngại vật, chú có thể tự quay lại, tìm hướng đi khác. Chú chó robot như một người bạn thân của em.

Bài làm số 2:

Em rất thích đồ chơi gấu bông của em. Đó là món quà mẹ mua cho em nhân dịp sinh nhật. Chú gấu bông được làm từ lông mịn, có màu trắng tinh rất xinh xắn. Gấu bông to bằng người em, em có thể dùng ôm khi đi ngủ. Với em, gấu bông như một người bạn đồng hành và chơi đùa cùng với em. Em rất yêu quý món đồ chơi này và sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận.

2. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức

TT

Kiến thức

Năng lực, phẩm chất

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Kiến thức tiếng Việt đọc

- Đọc thành tiếng văn bản hoặc đoạn văn, thơ, truyện

- Đọc thầm văn bản hoặc đoạn văn, thơ, truyện có trả lời câu hỏi theo các yêu cầu.

- Phân biệt được các từ chỉ hoạt động

Số câu

4

1

1

6

Câu số

Bài 1 (1,2,3), Bài 2

Bài 1 (4)

Bài 1 (5)

Số điểm

2

0,5

0,5

3

2

Kiến thức tiếng Việt viết

- Viết đoạn chính tả, đoạn văn

- Đặt câu hỏi cho bộ phân trong câu

- Viết câu khen ngợi

- Các kiểu câu

- Các dấu câu

- Phân biệt chính tả

Số câu

1

2

1

4

Câu số

Bài 5

Bài 3, Bài 4

Bài 6

Số điểm

0,5

1,5

1

3

Thời gian làm bài: 35 phút

Họ và tên: ………………………………..

Lớp: .……..….

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM):

I. Đọc thành tiếng (4 điểm):

II. Đọc hiểu (6 điểm):

Nhà bác học và bà con nông dân

Hôm ấy, tiến sĩ nông học Lương Định Của cùng cán bộ xuống xem xét tình hình nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên.

Thấy bà con nông dân đang cấy lúa trên những thửa ruộng ven đường, bác Của bảo dừng xe, lội xuống ruộng trò chuyện với mọi người. Bác khuyên bà con nên cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, cây lúa dễ phát triển. Lúc cấy cần chăng dây cho thẳng hàng để sau này dễ dùng cào cải tiến làm cỏ sục bùn….

Rồi bác cười vui và nói với mọi người:

Nào, ai cấy nhanh nhất xin mời cấy thi với tôi xem kĩ thuật cũ và kĩ thuật mới đằng nào thắng, nghe!

Thế là cuộc thi bắt đầu. Chỉ ít phút sau, bác đã bỏ xa cô gái cấy giỏi nhất vài mét. Lúa bác cấy vừa đều vừa thẳng hàng. Thấy vậy, ai nấy đều trầm trồ, thán phục nhà bác học nói và làm đều giỏi.

(Theo Nguyễn Hoài Giang)

Bài 1. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1.(MĐ1) Bác Của khuyên con nông dân nên cấy lúa thế nào? (0,5 điểm)

A. Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, lúa dễ phát triển

B. Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn sâu, lúa dễ phát triển

C. Cấy úp tay để rễ mạ ăn nông, lúa mau phát triển.

Câu 2. (MĐ1) Bác Của khuyên con khi cấy cần chăng dây để làm ? (0,5 điểm)

A. Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ lội ruộng đi lại làm cỏ sục bùn

B. Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ dùng cào cải tiến làm cỏ sục bùn

C. Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ dùng máy gặt lúa ngay tại ruộng.

Câu 3. (MĐ1) Kết quả thi cấy giữa bác Của gái cấy giỏi nhất ra sao? (Hãy nối ý ở bên trái với ý ở bên phải cho thích hợp) (0,5 điểm)

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức

Câu 4. (MĐ2) Bà con nông dân trầm trồ, thán phục bác Của về điều gì? (0,5 điểm)

A. Nhà bác học nói về cấy lúa rất giỏi

B. Nhà bác học cấy lúa nhanh và giỏi

C. Nhà bác học nói và làm đều giỏi.

Câu 5: (MĐ2) Hãy viết một câu văn khen ngợi nhà bác học trong câu chuyện. (0,5 điểm)

Đề kiểm tra lớp 2 học kì 2 bộ Kết nối tri thức

Bài 3 (MĐ2). Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: (0,5 điểm)

a. Hôm ấy, tiến sĩ nông học Lương Định Của cùng cán bộ xuống xem xét tình hình nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên.

……………………………………………………………………………………

b. Lúa bác cấy vừa đều vừa thẳng hàng.

……………………………………………………………………………………

Bài 4 (MĐ2). Hãy giúp chuột Jerry vượt qua những chiếc bẫy do mèo Tom đặt bằng cách viết tiếp để được câu giới thiệu (1 điểm)

Tiếng Việt 2 kì 2

Bài 5. (MĐ1). Hãy giúp chú chuột Jerry vượt chướng ngại vật để chạy trốn mèo Tôm bằng cách điền l hoặc n vào chỗ chấm thích hợp. (0,5 điểm)

Đề thi Tiếng Việt học kì 2 lớp 2 sách Kết nối tri thức

Bài 6. (MĐ3). Điền dấu câu thích hợp vào chỗ chấm: (1 điểm)

Cô Mây suốt ngày bay nhởn nhơ... rong chơi ... Gặp chị Gió, cô gọi:

- Chị Gió đi đâu mà vội thế...

- Tôi đang đi rủ các bạn Mây ở khắp nơi về làm mưa... Cô có muốn làm mưa không...

- Làm mưa để làm gì hả chị....

- Làm mưa cho cây cối tốt tươi... cho lúa to bông... cho khoai to củ....

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm):

I. Chính tả (4 điểm) : Nghe viết: Nhà bác học và bà con nông dân

Thế là cuộc thi bắt đầu. Chỉ ít phút sau, bác đã bỏ xa cô gái cấy giỏi nhất vài mét. Lúa bác cấy vừa đều vừa thẳng hàng. Thấy vậy, ai nấy đều trầm trồ, thán phục nhà bác học nói và làm đều giỏi.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề: Viết 3-5 câu kể về việc em và các bạn đã trồng (hoặc chăm sóc) cây xanh.

Gợi ý:

Viết 3-5 câu kể về việc em và các bạn đã trồng (hoặc chăm sóc) cây xanh

Đáp án:

Bài 1:

Câu 1: A

Câu 2: B

Câu 3:

  • Nhà bác học cấy đều, thẳng tắp
  • Cô gái bị bỏ xa vài mét

Câu 4: C

Câu 5: Mẫu: Nhà bác học thật tài giỏi.

Bài 2:

Từ chỉ hoạt động: xem xét, trò chuyện, trầm trồ, cấy lúa

Bài 3:

a. Hôm ấy, ai cùng cán bộ xuống xem xét tình hình nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên?

b. Lúa bác cấy như thế nào?

Bài 4:

a. Con đường này là con đường em tới trường hàng ngày.

b. Ngôi nhà này là nhà của bác Hoa.

c. Hoa hồng là loài hoa có hương thơm nồng nàn.

Bài 5: lương thực – gánh nặng – nỗi niềm

Bài 6:

Cô Mây suốt ngày bay nhởn nhơ, rong chơi. Gặp chị Gió, cô gọi:

  • Chị Gió đi đâu mà vội thế?
  • Tôi đang rủ các bạn Mây ở khắp nơi về làm mưa. Cô có muốn làm mưa không?
  • Làm mưa để làm gì hả chị?
  • Làm mưa cho cây cối tốt tươi, cho lúa to bông, cho khoai to củ.

Tham khảo tập làm văn:

Bài 1

Nhân ngày 20/11 vừa qua, trường em tổ chức hoạt động giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp vào cuối mỗi buổi học trong tuần. Hết giờ học, khi trống trường vừa đánh, mọi người đều ra sân để cùng nhau chăm sóc cây cảnh. Các em nhỏ lớp 1 thì đi nhặt lá rụng quanh gốc cây. Còn chúng em lớp 2 thì cùng nhau bắt sâu ở những chậu hoa giấy trước cửa các lớp học. Kết thúc buổi lao động, nhìn sân trường đẹp và sáng hẳn lên. Em mong có thể làm thêm được nhiều việc để bảo vệ cây xanh hơn.

Bài 2

Hàng tuần, vào thứ sáu, em cùng các bạn trong lớp chăm sóc bồn hoa và vườn cây của nhà trường. Chúng em chia thành từng nhóm để làm việc. Nhóm thì quét dọn những là khô rụng xuống, nhóm bón thêm phân cho những bồn hoa và gốc cây, nhóm còn lại có nhiệm vụ tưới nước cho cây. Bạn nào cũng hăng hái làm việc, rất nhộn nhịp. Chẳng mấy chốc bồn hoa và vườn cây của trường đã trở nên đẹp lạ kì. Em cảm thấy rất vui vì đã góp một phần nhỏ trong việc làm cho cây và hoa của nhà trường thêm tươi đẹp.

Bài 3

Tuần trước, lớp em được phân công trực tuần. Cô giáo đã phân công cho mỗi tổ phụ trách một công việc. Tổ em có nhiệm vụ dọn dẹp sạch sẽ giấy rác trong bồn cây. Sau đó là tưới nước cho toàn bộ bồn cây dưới sân trường. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, sân trường đã sạch sẽ. Em cảm thấy rất vui vẻ vì đã làm được một việc tốt góp phần bảo vệ môi trường.

Bài 4

Ông em là một người thích làm vườn. Trong vườn nhà em, ông trồng rất nhiều loài cây khác nhau. Chiều thứ Sáu vừa rồi, ông mang một giống cây mới về để trồng. Em được cùng ông trồng giống cây đó. Ông và em cùng đào một chiếc hố nhỏ. Sau đó, ông hướng dẫn em cách đặt cây giống và vùi đất. Trong lúc ông chỉnh lại cây cho ngay ngắn thì em đi lấy nước vào bình tưới để tưới nước cho cây. Ông nói cây có rất nhiều tác dụng nên phải trồng thật nhiều cây xanh.

Bài 5

Chiều qua, bố em mang một cây giống về nhà để trồng. Em nhanh nhẹn chạy ra xin được cùng bố trồng cây. Bố và em cùng chuẩn bị một chậu cây nhỏ và đi lấy đất ở bãi đất gần nhà. Bố hướng dẫn em xới đất, trồng cây và vùi đất xuống. Bố cũng dạy em cách tưới cây sao cho không bị úng nước. Em rất thích được trồng cây cùng với bố. Em hi vọng sẽ được trồng thật nhiều cây nữa.

3. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Chân trời sáng tạo

Ma trận đề kiểm tra

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản

Số câu

2

2

1

1

6

Câu số

1 - 2

3 - 4

5

6

Số điểm

1

1

1

1

4

2

Kiến thức

tiếng Việt

Số câu

1

1

2

Câu số

7

8

Số điểm

1

1

2

Tổng số câu

2

2

2

2

8

Tổng số điểm

1

1

2

2

6

Họ và tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . .

…………………………………………

Lớp: 2A…. .

Trường: ......

Huyện:.........

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I

NĂM HỌC 2021 – 2022

Môn: Tiếng Việt

Ngày kiểm tra: …/…/2022

Thời gian: … phút (không kể thời gian phát đề)

Điểm

Nhận xét của giáo viên

………………………………………………………..

………………………………………………………..

Phần I: Kiểm tra đọc (10 điểm):

I. Đọc thành tiếng (4 điểm):

* Nội dung: Bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.

Bài 1: Cô chủ không biết quý tình bạn. (TV2 tập 1 trang 82).

Đoạn 1: (từ đầu ....đến Xin chào cô chủ tí hon.)

Câu hỏi: Lúc đầu cô bé nuôi con gì?

Đoạn 2: (từ Một hôm … đến đổi vịt lấy chó.)

Câu hỏi : Hãy kể tên các con vật mà cô bé đã đổi?

Đoạn 3: (từ Cô kể lể … đến hết.)

Câu hỏi : Vì sao chú chó bỏ đi?

Bài 2: Bàn tay dịu dàng. (TV2 tập 1 trang 98).

Đoạn 1: (từ Đầu ...đến âu yếm, vuốt ve)

Câu hỏi: Khi bà mất, An cảm thấy thế nào?

Đoạn 2: (từ Nhớ bà … đến chưa chuẩn bị bài tập ạ.)

Câu hỏi: Vì sao thầy giáo không trách An khi biết bạn chưa chuẩn bị bài?

Đoạn 3: (từ Thầy im lặng … đến hết.)

Câu hỏi: Tìm từ ngữ thể hiện tình cảm của thầy giáo đối với An?

Bài 3: Góc nhỏ yêu thương. (TV2 tập 1 trang 109)

Đoạn 1: (từ đầu.... đến từ trang sách)

Câu hỏi: Thư viện xanh nằm ở đâu?

Đoạn 2: (từ Sách, báo.... đến khúc nhạc vui)

Câu hỏi: Chỗ đặt sách, báo của thư viện xanh có gì lạ?

Đoạn 3: (Phần còn lại.)

Câu hỏi: Vì sao thư viện xanh được gọi là góc nhỏ yêu thương ?

Bài 4: Chuyện của thước kẻ. (TV2 tập 1 trang 114).

Đoạn 1: (từ đầu ..đến của cả ba.)

Câu hỏi : Ban đầu thước kẻ chung sống với các bạn như thế nào?

Đoạn 2: (từ Nhưng ít lâu sau … đến bãi cỏ ven đường.)

Câu hỏi: Vì sao thước kẻ bị cong?

Đoạn 3: (Phần còn lại)

Câu hỏi: Sau khi được bác thợ mộc uốn thẳng, thước kẻ làm gì?

Bài 5: Mẹ của Oanh. (TV2 tập 1 trang 130).

Đoạn 1: (từ đầu đến bố cậu chế tạo)

Câu hỏi: Thái độ của Lan và Tuấn thế nào khi nói về công việc của bố mẹ mình?

Đoạn 2: (từ Tới lượt Oanh … đến chờ mẹ chở về)

Câu hỏi: Mẹ của Oanh làm công việc gì ở trường?

Đoạn 3: (Phần còn lại)

Câu hỏi: Khi các bạn vỗ tay, Oanh cảm thấy thế nào?

2. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi (6 điểm):

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.

Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Vũ Tú Nam

Câu 1: Tác giả ví cây gạo giống như: (0,5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:

A. Tháp đèn khổng lồ.

B. Ngọn đèn khổng lồ.

C. Chiếc ô khổng lồ.

Câu 2: Tác giả ví búp nõn của cây gạo như: (0,5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:

A. Ngọn lửa.

B. Bóng đèn.

C. Ánh nến.

Câu 3: Trong năm, cây gạo nở hoa vào mùa: (0,5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:

A. Mùa xuân.

B. Mùa hạ.

C. Mùa thu.

Câu 4: Cây gạo có dáng vẻ xanh mát hiền lành là lúc: (0,5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:

A. Chưa nở hoa.

B. Đang nở hoa.

C. Hết mùa hoa.

Câu 5: Theo em, các loài chim bay về đậu trên cây gạo làm những gì? (1 điểm)

Câu 6: Ở địa phương em, vào mùa xuân có loài cây hoa nào là đặc trưng? Cây hoa đó đẹp như thế nào ? (1 điểm)

Câu 7: Tìm các từ chỉ sự vật trong câu văn sau: (1 điểm)

Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.

Câu 8: Em hãy đặt 1 câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) – làm gì? để nói về loài cây. (1 điểm)

Phần II: Kiểm tra viết (10 điểm):

1. Chính tả (Nghe - viết)

Bài: “Em mơ”

Em mơ

Em mơ làm mây trắng

Bay khắp nẻo trời cao

Nhìn non sông gấm vóc

Quê mình đẹp biết bao!

Em mơ làm nắng ấm

Đánh thức bao mầm xanh

Vươn lên từ đất mới

Đem cơm no áo lành…

Mai Thị Bích Ngọc

2. Tập làm văn: ( 25 phút)

Viết từ 4 – 5 câu về một đồ dùng học tập mà em thích.

Gợi ý:

a. Tên đồ dùng đó là gì? Từ đâu em có?

b. Đồ dùng đó có đặc điểm gì nổi bật: chất liệu, hình dáng, kích thước, màu sắc,….

c. Tình cảm của em đối với đồ dùng học tập đó thế nào?

Đáp án:

PHẦN: ĐỌC THÀNH TIẾNG

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm

- Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm

Bài 1: Cô chủ không biết quý tình bạn. (TV2 tập 1 trang 82).

Đoạn 1: (từ đầu ....đến Xin chào cô chủ tí hon.)

Câu hỏi: Lúc đầu cô bé nuôi con gì?

Trả lời: Lúc đầu cô bé nuôi một con gà trống.

Đoạn 2: (từ Một hôm … đến đổi vịt lấy chó.)

Câu hỏi : Hãy kể tên các con vật mà cô bé đã đổi?

Trả lời: Các con vật mà cô bé đã đổi là gà mái, vịt, chú chó nhỏ.

Đoạn 3: (từ Cô kể lể … đến hết.)

Câu hỏi : Vì sao chú chó bỏ đi?

Trả lời: Chú chó bỏ đi vì cô chủ không biết quý tình bạn.

Bài 2: Bàn tay dịu dàng. (TV2 tập 1 trang 98).

Đoạn 1: (từ Đầu ...đến âu yếm, vuốt ve)

Câu hỏi: Khi bà mất, An cảm thấy thế nào?

Trả lời: Khi bà mất, An cảm thấy lòng nặng trĩu nổi buồn.

Đoạn 2: (từ Nhớ bà … đến chưa chuẩn bị bài tập ạ.)

Câu hỏi: Vì sao thầy giáo không trách An khi biết bạn chưa chuẩn bị bài?

Trả lời: Thầy giáo không trách An vì bà của An mới mất.

Đoạn 3: (từ Thầy im lặng … đến hết.)

Câu hỏi: Tìm từ ngữ thể hiện tình cảm của thầy giáo đối với An?

Trả lời: Từ ngữ thể hiện tình cảm của thầy giáo đối với An là dịu dàng, ấm áp, thương yêu.

Bài 3: Góc nhỏ yêu thương. (TV2 tập 1 trang 109)

Đoạn 1: (từ đầu.... đến từ trang sách)

Câu hỏi: Thư viện xanh nằm ở đâu?

Trả lời: Thư viện xanh nằm ở trong sân trường, dưới vòm cây rợp mát.

Đoạn 2: (từ Sách, báo.... đến khúc nhạc vui)

Câu hỏi: Chỗ đặt sách, báo của thư viện xanh có gì lạ?

Trả lời: Sách, báo được đặt trong những chiếc túi vải, hộp thư sơn màu bắt mắt.

Đoạn 3: (Phần còn lại.)

Câu hỏi: Vì sao thư viện xanh được gọi là góc nhỏ yêu thương?

Trả lời: Vì các em được làm bạn cùng sách, báo và thiên nhiên tươi đẹp.

Bài 4: Chuyện của thước kẻ. (TV2 tập 1 trang 114).

Đoạn 1: (từ đầu ..đến của cả ba.)

Câu hỏi : Ban đầu thước kẻ chung sống với các bạn như thế nào?

Trả lời: Ban đầu thước kẻ chung sống với các bạn rất vui vẻ.

Đoạn 2: (từ Nhưng ít lâu sau … đến bãi cỏ ven đường.)

Câu hỏi: Vì sao thước kẻ bị cong?

Trả lời: Thước kẻ bị cong vì thấy mình giỏi quá, cứ ưỡn ngực mãi lên.

Đoạn 3: (Phần còn lại)

Câu hỏi: Sau khi được bác thợ mộc uốn thẳng, thước kẻ làm gì?

Trả lời: Sau khi được bác thợ mộc uốn thẳng, thước kẻ quay về xin lỗi bút mực và bút chì.

Bài 5: Mẹ của Oanh. (TV2 tập 1 trang 130).

Đoạn 1: (từ đầu đến bố cậu chế tạo)

Câu hỏi: Thái độ của Lan và Tuấn thế nào khi nói về công việc của bố mẹ mình?

Trả lời: Lan hãnh diện, Tuấn say sưa.

Đoạn 2: (từ Tới lượt Oanh … đến chờ mẹ chở về)

Câu hỏi: Mẹ của Oanh làm công việc gì ở trường?

Trả lời: Mẹ của Oanh làm lao công ở trường.

Đoạn 3: (Phần còn lại)

Câu hỏi: Khi các bạn vỗ tay, Oanh cảm thấy thế nào?

Trả lời: Khi các bạn vỗ tay, Oanh cảm thấy ửng đỏ mặt và đôi môi khẽ nở nụ cười.

2.

Câu 1: A. (0,5 điểm)

Câu 2: C. (0,5 điểm)

Câu 3: A. (0,5 điểm)

Câu 4: C. (0,5 điểm)

Câu 5: gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. (1 điểm)

Câu 6: Nêu được tên loài câu hoa (0,5 điểm)

Miêu tả được vẻ đẹp của cây (0,5 điểm)

Câu 7: búp nõn, ánh nến (tìm được mỗi từ được 0,5 điểm)

Câu 8: Đặt được đúng kiểu câu. Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm. (1 điểm)

Phần II: (10đ)

1. Chính tả: 4 điểm

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 3 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm

2. Tập làm văn: 6 điểm

- Nội dung (ý) (3 điểm): Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

- Kỹ năng (3 điểm):

+ Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm.

+ Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

4. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt hay chọn lọc

I. ĐỌC (10 điểm)

II. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm bài đọc và đọc văn bản có độ dài từ 60 – 70 chữ và trả lời 1 câu hỏi liên quan đến bài đọc.

1. Đọc hiểu (4 điểm)

Tình thương của Bác

Đêm giao thừa năm ấy, Bác Hồ đến thăm một gia đình lao động nghèo ở Hà Nội. Anh cán bộ đến trước nói với chị Chín:

- Chị ở nhà, có khách đến thăm Tết đấy!

Lát sau, Bác bước vào nhà. Chị Chín sửng sốt nhìn Bác. Mấy cháu nhỏ kêu lên “Bác Hồ, Bác Hồ!”, rồi chạy lại quanh Bác.

Lúc này chị Chín mới chợt tỉnh, vội chạy lại ôm choàng lấy Bác, khóc nức nở.

Chờ cho chị bớt xúc động, Người an ủi:

- Năm mới sắp đến, Bác đến thăm nhà, sao thím lại khóc?

Tuy cố nén nhưng chị Chín vẫn thổn thức, nói:

- Có bao giờ...có bao giờ Chủ tịch nước lại tới thăm nhà chúng con. Được thấy Bác đến nhà, con cảm động quá!

Bác trìu mến nhìn chị Chín và các cháu rồi nói:

- Bác không thăm những người như mẹ con thím thì còn thăm ai?

(Theo Phạm Thị Sửu – Lê Minh Hà)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Lúc Bác mới bước vào nhà, thái độ của chị Chín thế nào?

A. Sửng sốt

B. Chợt tỉnh

C. Xúc động

Câu 2. Vì sao khi được gặp Bác, chị Chín lại khóc nức nở?

A. Vì chị thấy nhà mình còn nghèo khổ quá

B. Vì chị quá xúc động khi Bác đến thăm nhà

C. Vì chị thấy Bác Hồ thương mẹ con chị quá

Câu 3. Câu “Bác không thăm những người như mẹ con thím thì còn thăm ai?” ý nói gì?

A. Bác luôn quan tâm đến những người phụ nữ nghèo

B. Bác luôn quan tâm đến các cháu thiếu nhi nghèo

C. Bác luôn quan tâm đến những gia đình lao động nghèo

Câu 4. Bộ phận in đậm trong câu “Chị Chín khóc nức nở vì xúc động” trả lời cho câu hỏi nào?

A. Như thế nào?

B. Vì sao?

C. Để làm gì?

III. Tiếng việt (2 điểm)

Bài 1. Điền vào chỗ trống:

a) s hoặc x

Phía …a …a, đàn chim …..ẻ thi nhau …à …uống cánh đồng mới gặt.

b) in hoặc iên

Hàng ngh…con k…. lũ lượt tha mồi về tổ đông ngh….nghịt.

Bài 2. Đặt câu với mỗi từ sau:

a) cần cù:…………………………………………………

b) dũng cảm:………………………………………………

B. VIẾT (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Cháu thăm nhà Bác

Cháu vào thăm nhà Bác

Trời vui nên nắng tràn

Vườn vui hoa nở khắp

Ngan ngát mùi phong lan.

Ngôi nhà sàn xinh xinh

Dưới bóng cây vú sữa

Không gian đầy tiếng chim

Mặt hồ xôn xao gió.

Gió động cửa nhà sàn

Ngỡ Bác ra đón cháu…

(Vân Long)

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết đoạn văn tả một đồ dùng trong gia đình

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 2

A. ĐỌC (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng).

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa.

- Trả lời được câu hỏi liên quan đến bài đọc.

II. Đọc hiểu (4 điểm)

Câu 1. A

Câu 2. B

Câu 3. C

Câu 4. B

III. Tiếng việt (2 điểm)

Bài 1.

a) s hoặc x

Phía xa xa, đàn chim sẻ thi nhau sà xuống cánh đồng mới gặt.

b) in hoặc iên

Hàng nghìn con kiến lũ lượt tha mồi về tổ đông nghìn nghịt.

Bài 2.

a) cần cù: Người nông dân bao đời nay vẫn siêng năng, cần cù lao động.

b) dũng cảm: Những người lính đã dũng cảm hi sinh để bảo vệ độc lập dân tộc.

B. VIẾT (10 điểm)

I. Chính tả (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu.

- Bài viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi.

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ.

- Trình bày sạch, đẹp.

II. Tập làm văn (6 điểm)

● Tên đồ dùng là gì?

● Nó có gì nổi bật về hình dạng, kích thước, màu sắc…?

● Nó được dùng để làm gì?

● Em có cảm nghĩ gì khi có đồ dùng đó trong nhà của mình?

Bài mẫu tham khảo:

Hôm trước, bố em vừa mua một chiếc tivi mới để ở phòng khách. Đó là chiếc tivi hiệu SamSung có màn hình lớn đến bằng chiếc bàn của cô giáo em ở lớp. Tuy màn hình to nhưng nó khá mỏng, chỉ chừng một đốt ngón tay mà thôi. Phía dưới màn hình là hai cái giá đỡ hình chữ V dựng ngược, còn phía sau là dây cắm và các cổng kết nối khác. Em rất thích và tự hào về chiếc tivi của nhà mình vì nó có thể kết nối với internet như một chiếc laptop khổng lồ.

5. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt Tải nhiều

A. ĐỌC (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm bài đọc và đọc văn bản có độ dài từ 60 – 70 chữ và trả lời 1 câu hỏi liên quan đến bài đọc.

II. Đọc hiểu (4 điểm)

Đánh cá đèn

Chiều hôm ấy, bãi biển tấp nập hẳn lên. Ai cũng muốn xem các đội thuyền ra khơi đánh cá đèn. Lũ trẻ cũng theo ra bãi.

Các thuyền nổ máy ran ran rồi vọt ra khơi, trườn nhanh qua vùng sóng lừng. Nắng chiều tỏa ánh vàng hoe. Màu cầu vồng hiện lên trên bụi nước đầu sóng. Mặt trời lặn. Màn đêm buông xuống. Đèn điện trên các thuyền bật sáng rực rỡ. Vài tiếng đồng hồ sau, thấy ánh đèn, cá kéo về đen đặc. Những con mối, con nục nổi lên, cuốn vào nhau lúc nhúc. Dưới ánh điện, mắt chúng sáng rực cả một vùng như trận mưa tàn lửa… Mỗi thuyền chỉ đánh bốn mẻ lưới mà chở không hết cá, phải đùn vào lưới thả xuống nước kéo về. Thuyền nào cũng no, lặc lè trên sóng.

(Bùi Nguyên Khiết)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Các đội thuyền bắt đầu ra khơi đánh cá đèn vào lúc nào?

A. Lúc nắng chiều tỏa ánh vàng hoe

B. Lúc mặt trời vừa mới bắt đầu lặn

C. Lúc màn đêm vừa buông xuống

Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng những từ ngữ tả cá biển về rất nhiều khi đèn điện bật sáng trên các thuyền? (Đoạn 2)

A. Kéo về đen đặc; thuyền chở không hết cá

B. Cuốn vào nhau lúc nhúc; lặc lè trên sóng

C. Kéo về đen đặc; cuốn vào nhau lúc nhúc

Câu 3. Khi thuyền chở không hết cá, mọi người trên thuyền đã làm gì?

A. Đùn cá vào lưới thả trên biển để nuôi

B. Đùn cá vào lưới thả xuống nước kéo về

C. Đùn cá vào lưới đưa sang thuyền khác

Câu 4. Dòng nào gợi tả con thuyền chở nhiều cá?

A. Nổ máy ran ran

B. Trườn qua sóng lừng

C. Lặc lè trên sóng

III. Tiếng việt (2 điểm)

1. Viết lại các từ ngữ sau khi đã điền đúng

a) tr hoặc ch

- leo …èo

- ….ống đỡ
- hát ….èo

- …..ống trải

b) ong hoặc ông

tr……nom - tr……sáng

c) rả hoặc rã

tan…….. - kêu ra………

2. Gạch dưới từ trái nghĩa với từ in đậm trong mỗi câu tục ngữ sau:

(1) Trên kính dưới nhường

(2) Hẹp nhà rộng bụng

(3) Việc nhỏ nghĩa lớn

(4) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may

(5) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may

B. VIẾT (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Nghe, viết bài Đánh cá đèn (từ Các thuyền nổ máy ran ran rồi vọt ra khơi đến hết)

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể về công việc của một người mà em biết.

Đáp án

A. ĐỌC (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng).

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa.

- Trả lời được câu hỏi liên quan đến bài đọc.

II. Đọc hiểu (4 điểm)

Câu 1. A

Câu 2. C

Câu 3. B

Câu 4. C

III. Tiếng việt (2 điểm)

Bài 1.

a) leo trèo – hát chèo ; chống đỡ - trống trải

b) trông nom – trong sáng

c) tan rã – kêu ra rả

Bài 2.

(1) Trên kính dưới nhường

(2) Hẹp nhà rộng bụng

(3) Việc nhỏ nghĩa lớn

(4) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may

(5) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may

B. VIẾT (10 điểm)

I. Chính tả (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu.

- Bài viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi.

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ.

- Trình bày sạch, đẹp.

II. Tập làm văn (6 điểm)

- Người đó là ai, làm nghề gì?

- Hằng ngày, người đó làm những việc gì?

- Những việc ấy đem lại lợi ích ra sao?

Bài làm tham khảo

Mẫu 1:

Mẹ của em là giáo viên Tiểu học. Công việc của mẹ rất vất vả. Hằng ngày, mẹ đến trường để dạy học. Học sinh trong trường rất yêu quý mẹ. Mỗi buổi tối, mẹ phải soạn giáo án, chấm bài cho học sinh. Chiếc bảng đen, phấn trắng đã gắn bó với mẹ. Mẹ rất yêu thích công việc của mình.

Mẫu 2:

Chị Hòa là một nhân viên ở cửa hàng bán áo quần trên phố. Hằng ngày, chị đến cửa hàng từ sớm để quét dọn và bày hàng, chờ khách đến mua. Cả ngày, chị luôn đứng để chào khách rồi tư vấn cho khách mua đồ mãi đến tối mịt mới được nghỉ. Tuy vất vả, nhưng chị luôn làm việc chăm chỉ và nhiệt tình với khách hàng. Em luôn yêu quý chị Hòa chính bởi đức tính ấy của chị.

..........................................

Các em thường xuyên làm đề kiểm tra để củng cố, nâng cao kiến thức, từ đó chuẩn bị thật tốt cho bài kiểm tra tốt hơn. Bên cạnh môn Tiếng Việt, TimDapAncòn có 70 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 là đề thi học kì 2 lớp 2 dành cho thầy cô và các em học sinh tham khảo, chuẩn bị tốt cho kiểm tra định kì cuối học kì II môn Toán sắp tới. Chúc các em có những bài tập Toán lớp 2 học kỳ 2 chất lượng.

Ngoài Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2022 trên. Các em có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các em lớp 2 hoặc các bài tập Tiếng Anh lớp 2, bài tập nâng cao Tiếng Việt 2 và bài tập nâng cao Toán 2 mà Tìm Đáp Án đã đăng tải. Chúc các em học tốt!




Xem thêm