Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ Văn lớp 8

Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo bài Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 Phòng GD&ĐT Nông Sơn, Quảng Nam năm học 2016 - 2017 do TimDapAnsưu tầm và đăng tải, tài liệu sẽ hỗ trợ quá trình ôn luyện kiến thức cũng như làm quen với các dạng đề thi học kì 1 lớp 8 khác nhau.

UBND HUYỆN NÔNG SƠN

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2016-2017

Môn: Ngữ Văn - Lớp 8

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

Phần I: Trắc nghiệm (2.0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và chọn đáp án đúng nhất cho từng câu hỏi bằng cách ghi lại đáp án đó vào giấy bài làm (từ câu 1-4, ví dụ: Câu 1: C).

(1)Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. (2)Tôi mải mốt chạy sang. (3) Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. (4)Tôi xồng xộc chạy vào. (5) Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.

(Ngữ Văn 8, tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Biểu cảm

B. Thuyết minh

C. Miêu tả

D. Tự sự

Câu 2: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?

A. Lão Hạc

B. Tôi đi học

C. Cô bé bán diêm

D. Trong lòng mẹ

Câu 3: Trong câu “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.” có bao nhiêu từ tượng hình?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4: Trong đoạn văn trên, câu ghép là câu số mấy?

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 5: Hãy nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp.

(Học sinh làm bài vào giấy bài làm. Ví dụ: 1A- 1B)

(A)

(B)

1. Tình thái từ

1. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

2. Từ tượng hình

2. Là những từ ngữ được thêm vào câu để cấu tạo nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.

3. Trợ từ

3. Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

4. Thán từ

4. Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

5. Từ tượng thanh

Phần II: Tự luận (8.0 điểm)

Câu 1: (1.0 điểm) Nhớ lại kiến thức bài Câu ghép và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới.

a. Đặt một câu ghép với nội dung tự chọn.

b. Phân tích cấu tạo và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép đó.

Câu 2: (2.0 điểm) Từ văn bản Ôn dịch, thuốc lá (Theo Nguyễn Khắc Viện), em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 dòng) để nói lên tác hại của thuốc lá đối với đời sống con người.

Câu 3: Tập làm văn (5.0 điểm) Thuyết minh về một vật dụng quen thuộc.

..……..Hết………….

Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 8

I. TRẮC NGHIỆM: (2.0 điểm) Mỗi câu đúng được 0.25 điểm.

Câu

1

2

3

4

Đáp án

D

A

D

A

Câu 5: Mỗi kết nối đúng được 0.25 điểm.

1A - 2B; 2A - 4B; 3A – 1A; 4A – 3A;

II. TỰ LUẬN: (8.0 điểm)

Câu 1. (1.0 điểm)

a. Đặt được một câu ghép đúng về ngữ pháp, ngữ nghĩa: 0,5điểm

b. Phân tích cấu tạo và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: 0,5điểm

Câu 2. (2.0 điểm): HS nêu được các ý cơ bản sau:

- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, gây ra các bệnh ung thư phổi, ung thư vòm họng, huyết áp cao, tắc động mạnh, nhồi máu cơ tim…

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh, nhất là trẻ em và phụ nữ có thai do hít phải khói thuốc.

- Gây ra tổn hại về thời gian, tiền bạc cho việc hút thuốc, chữa bệnh…

- Hút thuốc lá là con đường dẫn giới trẻ đến việc nghiện ngập, phạm pháp.

* Lưu ý: Tùy vào mức độ bài làm của học sinh mà giáo viên linh hoạt chấm điểm.

Câu 3. (5.0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng: (1.0 điểm)

- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.

- Biết vận dụng phương thức biểu đạt chính là thuyết minh, đồng thời phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh để làm một bài thuyết minh sinh động.

- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức: (4.0 điểm)

Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:

a. Mở bài: (0.5 điểm):

- Giới thiệu ngắn gọn về đối tượng thuyết minh.

b. Thân bài: (3.0 điểm)

- Nêu được nguồn gốc, xuất xứ của đối tượng (nếu có).

- Thuyết minh được cấu tạo và công dụng của đối tượng.

- Phân loại, ưu khuyết điểm của đối tượng

- Nêu được cách sử dụng (hoặc nguyên lý hoạt động), bảo quản,….

- Ý nghĩa đối với đời sống hằng ngày

c. Kết bài: (0.5 điểm)

Khẳng định được vai trò của đối tượng đối với đời sống con người.

→ Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo về dàn ý bài văn thuyết minh tại đây.

Lưu ý:

- Giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.

- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm, sau đó làm tròn số đúng theo quy định.




Xem thêm