Đề kiểm tra học kì I lớp 9 môn Hóa học

Đề kiểm tra học kì I lớp 9 môn Hóa học - Đề 2 là đề thi học kì I môn Hóa lớp 9 được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu dành cho các em học sinh luyện đề, tự kiểm tra kiến thức cũng như ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra cuối học kì 1 sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề kiểm tra học kì 1 môn Hóa học lớp 9 trường THCS Thới An Đông năm 2015 - 2016

Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học lớp 9 trường THCS Bùi Hữu Diên năm 2011 - 2012

ĐỀ KIỂM TRA MÔN HÓA HỌC, HỌC KỲ 1, LỚP 9

Đề số 2 (Thời gian làm bài: 45 phút)

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Hãy khoanh tròn một trong các chữ A, B, C, D trước phương án chọn đúng.

Câu 1. Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl tạo sản phẩm có chất khí?

A - NaOH, Al, Zn.

B - Fe(OH)2, Fe, MgCO3.

C - CaCO3, Al2O3, K2SO3.

D - BaCO3, Mg, K2SO3.

Câu 2. Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH dư tạo sản phẩm chỉ là dung dịch không màu?

A - H2SO4, CO2, FeCl2.

B - SO2, CuCl2, HCl.

C - SO2, HCl, Al.

D - ZnSO4, FeCl3, SO2.

Câu 3. Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo sản phẩm là dung dịch làm đỏ giấy quì tím?

A - Dẫn 2, 24 lit khí CO2 đktc vào 200 ml dung dịch NaOH 1M.

B - Trộn dung dịch chứa 0,1 mol HCl với 0,1 mol KOH.

C - Trộn dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 với 0,1 mol NaOH.

D - Dẫn 0,224 lit khí HCl đktc vào dung dịch chứa 0, 5 mol Na2CO3.

Câu 4. Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo sản phẩm là chất kết tủa màu xanh?

A- Cho Al vào dung dịch H Cl.

B - Cho Zn vào dung dịch AgNO3.

C - Cho dung dịch KOH vào dung dịch FeCl3.

D- Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4.

Câu 5. Người ta thực hiện các thí nghiệm sau:

  • Thí nghiệm 1: Đốt hỗn hợp bột S và Zn trong bình kín theo tỉ lệ 1:2 về khối lượng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A.
  • Thí nghiệm 2: Cho A phản ứng với dung dịch HCl dư thu được khí B.

a. Thành phần của chất rắn A

A. chỉ có Zn B. có ZnS và S dư

C. có ZnS và Zn dư D. có Zn, ZnS và S

b. Thành phần của khí B

A. chỉ có H2S B. chỉ có H2

C. có H2S và H2 D. có SO2 và H2S

Câu 6. Cho 0,8 gam CuO và Cu tác dụng với 20 ml dung dịch H2SO4 1M. Dung dịch thu được sau phản ứng

A. chỉ có CuSO4 B. chỉ có H2SO4

C. có CuSO4 và H2SO4 D. có CuSO3 và H2SO4

Câu 7. Dùng dung dịch nào sau đây để làm sạch Ag có lẫn Al, Fe, Cu ở dạng bột?

A. H2SO4 loãng B. FeCl3

C. CuSO4 D. AgNO3

(Zn = 65, S = 32, Cu = 64, O = 16, H = 1)

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 8 (1,5 điểm): Sau khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại riêng biệt sau: H2S, HCl, SO2. Có thể sục mỗi khí trên vào nước vôi trong dư để khử độc được không? Hãy giải thích và viết các phương trình hóa học.

Câu 9 (4,5 điểm):

1. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra khi:

a) Điện phân Al2O3 nóng chảy trong bể điện phân.

b) Khí CO khử Fe2O3 trong lò cao.

c) Sản xuất H2SO4 từ lưu huỳnh.

2. Có hỗn hợp gồm CaCO3, CaO, Al. Để xác định phần trăm khối lượng của hỗn hợp, người ta cho 10 gam hỗn hợp phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư. Dẫn toàn bộ khí thu được sau phản ứng qua bình đựng nước vôi trong dư thì thu 1 gam kết tủa và còn lại 0,672 lit khí không màu ở đktc.

a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

(Al = 27, Ca = 40, C = 12, O = 16, H = 1)

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm