Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014 - 2015 trường Phan Chu Trinh, Đắk Nông có đáp án là tài liệu tham khảo hữu ích giúp quý thầy cô có cơ sở ra đề thi, đề ôn tập môn Ngữ Văn cho học sinh. Các em học sinh có thể tự luyện tập nhằm kiểm tra lại kiến thức đã học, ôn tập học kỳ I lớp 6 môn Ngữ văn. Mời các bạn tham khảo.

Mời làm: Đề kiểm tra tổng hợp học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 Trường THCS Phan Chu Trinh Online

Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Trung Sơn, Thanh Hóa năm 2014 - 2015

Đề kiểm tra học kì I môn Toán lớp 6 trường THCS Kim Đồng, Đại Lộc năm 2013 - 2014

Đề thi học kì I môn Sinh học lớp 6 trường THCS Phước Mỹ Trung năm 2012 - 2013

UBND HUYỆN ĐĂK NÔNG
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH

ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN
KHỐI: 6. THỜI GIAN: 90'
NĂM HỌC 2013 - 2014

* ĐỀ 1:

I/ Phần trắc nghiệm: 2đ

Câu 1: Ý nghĩa nổi bật của hình tượng cái bọc trăm trứng trong truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên là gì?

A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.

B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.

C. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc.C

D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.

Câu 2: Sự thực lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng?

A. Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân.

B. Tráng sĩ Thánh Gióng hi sinh sau khi dẹp tan giặc Ân xâm lược.

C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre giết giặc.

D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước.

Câu 3: Sự tích Hồ Gươm gắn với sự kiện lịch sử nào?

A. Lê Thận bắt được lưỡi gươm.

B. Lê Lợi bắt được chuôi gươm nạm ngọc.

C. Lê Lợi có báu vật là gươm thần.

D. Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.

Câu 4: Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào?

A. Phản ánh hiện thực cuộc sống. C. Phản ánh mâu thuẫn giai cấp.

B. Giáo dục con người. D. Truyền đạt kinh nghiệm.

Câu 5: Lí do quan trọng nhất của việc vay mượn từ trong tiếng Việt?

A. Tiếng Việt chưa có từ biểu thị, hoặc biểu thị không chính xác.

B. Do có một thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức.

C. Tiếng Việt cần có sự vay mượn để đổi mới và phát triển.

D. Nhằm làm phong phú vốn từ tiếng Việt

Câu 6: Nhóm động từ nào đòi hỏi phải có động từ khác đi kèm phía sau?

A. Định, toan, dám, đừng. C. Khóc, cười, hát, đọc.

B. Ăn, ngủ, chạy, đi. D. Giặt, là, ủi, hấp.

Câu 7: Khi kể chuyện tưởng tượng, cần phải tưởng tượng như thế nào?

A. Càng xa rời hiện thực càng tốt.

B. Có lôgic, có ý nghĩa, dựa trên những điều có thật.

C. Càng li kì, bay bổng càng tốt.

D. Kể đúng như nó vốn có trong thực tế.

Câu 8: Dòng nào không nói lên đặc điểm việc kể chuyện theo thứ tự tự nhiên:

A. Kể theo trình tự thời gian tự nhiên

B. Việc gì xảy ra trước, kể trước

C. Việc gì xảy ra sau, kể sau

D. Sự việc nào nhớ thì kể trước, không nhớ thì kể sau.

II/ Phần tự luận: 8đ

Câu 1: (1đ) Nêu ý nghĩa của truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên"?

Câu 2: (1đ) Cho đoạn văn sau:

Lại một hôm, thầy Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi. Bà mẹ đang ngồi dệt cửi, trông thấy, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung, mà nói rằng: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy".

Tìm các động từ xuất hiện trong đoạn văn trên?

Câu 3: Tập làm văn: (6đ) Kể chuyện hai mươi năm sau em về thăm lại mái trường hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra?

Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

I/ Phần trắc nghiệm: 2đ

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án D D D D A A B D

II/ Phần tự luận:

Câu 1: Ý nghĩa của truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên" 1đ

  • Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi. (0,5đ)
  • Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt. (0,5đ)

Câu 2: (1đ)

Tìm đủ động từ: đi, bỏ, về, chơi, ngồi, dệt, trông thấy, cầm, cắt, nói.

Câu 3: Tập làm văn:

a. Về hình thức:

  • Bài văn bố cục rõ ràng, mạch lạc (0,5đ).
  • Chữ viết sạch đẹp, không sai lỗi chính tả (0,5đ)

b. Về nội dung:

Mở bài: Giới thiệu lí do về thăm trường cũ. 1đ

Thân bài: 3đ

  • Mái trường em sau 20 năm sẽ có thay đổi gì (Cây cối, vườn hoa đổi thay, có xây dựng thêm những tầng mới)
  • Thầy cô có gì thay đổi, em sẽ nói gì với thầy cô.
  • Các bạn em thay đổi thế nào (Thành đạt, sự nghiệp thăng tiến)

Kết bài: 1đ Cảm nghĩ của em về mái trường

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!