Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 6

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 6 năm học 2015 - 2016 trường THCS Hồng Dương, Hà Nội có đáp án đi cùng là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 6, giúp các bạn ôn tập và nâng cao kiến thức và kỹ năng giải Toán, từ đó thực hiện bài thi hiệu quả. Chúc các bạn học tốt.

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 6 năm học 2015 - 2016 huyện Lục Ngạn, Bắc Giang

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 6 năm học 2014 - 2015 huyện Việt Yên, Bắc Giang

PHÒNG GIÁO DỤC THANH OAI

TRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG

ĐỀ KHẢO SÁT ĐỢT 20 - 11

Môn: TOÁN 6

Thời gian: 60 phút

Năm học: 2015 - 2016.

Câu 1: (3 điểm): Thực hiện phép tính

a, 19.64 + 36.19

b, 22.3 - (110+ 8 ) : 32

c, 150 - [102 - (14 - 11)2 . 20070

Câu 2: (3 điểm): Tìm số tự nhiên x biết:

a, 41 – (2x – 5) = 18

b, 2x . 4 = 128

c, x chia hết cho 11 và 13 < x < 47

Câu 3: (3 điểm):

Điểm B nằm giữa hai điểm A và C sao cho AC = 5 cm; BC = 3 cm.

a, Tính AB?

b, Trên tia đối của tia BA, lấy điểm D sao cho BD = 5 cm. Giải thích tại sao tia BD và tia BC trùng nhau.

c, Chứng tỏ rằng: AB = CD.

Câu 4: (1 điểm): Tìm số tự nhiên n biết:

n + 4 chia hết cho n + 1

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 6

Câu 1: (3 điểm)

a, 19.64 + 36.19 = 19.(64 + 36) = 19.100 = 1900

b, 22.3 - (110+ 8) : 32 = 4.3 – (1 + 8) : 9 = 12 – 1 = 11

c, 150 - [102 - (14 - 11)2 . 20070 = 150 – (100 – 9.1) = 59

Câu 2: (3 điểm)

a, 41 – (2x – 5) = 18 => 2x – 5 = 41 – 18 => x = 14

b, 2x . 4 = 128 => 2x = 32 = 25 => x = 5

c, x chia hết cho 11 và 13 < x < 47 => x ∈ B (11) và 13 < x < 47

x = {22; 33; 44}

Câu 3: (3 điểm)

a, Vẽ hình

Vì điểm B nằm giữa hai điểm A và C nên AB + BC = AC

=> AB = AC – BC thay số => AB = 2 cm

b, Vì điểm B nằm giữa hai điểm A và C nên tia BA và BC là hai tia đối nhau, mà tia BA và BD là hai tia đối nhau nên tia BD và tia BC trùng nhau.

c, Vì hai tia BD và BC trùng nhau và BD > BC (5 > 3) nên điểm C nằm giữa hai điểm B và D. Ta có: BC + CD = BD

=> DC = 2cm = AB

Câu 4: (1 điểm)

Vì n + 4 chia hết cho n + 1 => n +1 + 3 chia hết cho n +1 => 3 chia hết cho n + 1

hay n + 1 ∈ Ư(3) = {1; 3} => n = {0; 2}

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm