Đề luyện tập Ngữ văn 7: Rằm tháng giêng

Tìm Đáp Án xin giới thiệu bộ đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 7 được biên soạn và hệ thống theo từng bài giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức được học trong chương trình môn Văn lớp 7. Sau đây mời các bạn tham khảo Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 7: Rằm tháng giêng.

1. Câu thơ cuối bài Rằm tháng giêng gợi nhớ đến câu thơ cuối trong bài thơ nào sau đây?

A. Hồi hương ngẫu thư.

B. Phong kiều dạ bạc.

C. Vọng Lư sơn bộc bố.

D. Tĩnh dạ tứ.

2. Nhận xét nào đúng với đặc điểm nội dung và nghệ thuật của bài thơ Rằm tháng giêng?

A. Bài thơ sử dụng nhiều chất liệu cổ thi song vẫn là một sáng tạo đặc sắc của Bác, mang vẻ đẹp, sức sống và tinh thần của thời đại mới.

B. Bài thơ mang một giọng điệu mới mẻ, tự nhiên đầy sức sống, thể hiện tâm hồn tài hoa nghệ sĩ của Bác.

C. Trong bài thơ, tác giả đã dẫn lại nhiều câu thơ hay của các thi nhân đời trước nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp đặc trưng của phong cảnh, tâm hồn Việt Nam.

D. Bài thơ là một sáng tạo độc đáo của Bác cả về thể thơ, chất liệu, cách diễn đạt, hình ảnh thơ cho tới nội dung cảm xúc.

3. Bài thơ Rằm tháng giêng thể hiện phong thái gì ở Bác Hồ?

A. Cả (1), (2), (3) đều đúng.

B. Phong thái ung dung, lạc quan. (3)

C. Phong thái nho nhã, đĩnh đạc. (1)

D. Phong thái tươi vui, yêu đời. (2)

4. Dòng nào nhận xét đúng về đặc điểm bức tranh thiên nhiên trong hai câu đầu bài thơ Rằm tháng giêng?

A. Bức tranh thiên nhiên không được miêu tả cụ thể mà chỉ cốt thể hiện cái thần, cái hồn của cảnh vật.

B. Đó là một bức tranh thiên nhiên sống động, tràn đầy màu sắc và ngập trong ánh sáng.

C. Đó là một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, nhưng được nhìn qua con mắt của một con người đang "bàn việc quân" nên chưa thể hiện hết những vẻ đẹp của nó.

D. Bức tranh thiên nhiên hiện lên sinh động, cụ thể, chính xác đến từng chi tiết

5. Trong câu thơ thứ hai ở bản dịch bài thơ Rằm tháng giêng, dịch giả đã làm mất đi một từ "xuân" so với nguyên tác. Vậy việc sử dụng tới ba từ "xuân" trong câu thơ nhằm dụng ý gì?

A. Nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đang tràn ngập khắp cả đất trời.

B. Tác giả khẳng định nhịp đi của mùa xuân dù chậm rãi, lặng lẽ nhưng dần dần xâm chiếm cả thiên nhiên và lòng người.

C. Mùa xuân đã đến với đất trời, cảnh vật và giục giã trong lòng người chiến sĩ cách mạng, thôi thúc họ gắng chiến đấu để giành lại mùa xuân cho đất nước.

D. Nhấn mạnh đến thời gian diễn ra sự kiện "bàn việc quân" là vào đầu mùa xuân.

6. Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh là

A. Cả (1), (2), (3) đều đúng.

B. sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao. (3)

C. cảnh vật vừa có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại. (1)

D. tâm hồn thi sĩ kết hợp thật đẹp với phẩm chất chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh. (2)

7. Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng thể hiện điều gì trong tâm hồn Bác?

A. Tinh thần vượt khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng của Người.

B. Tình yêu thiên nhiên thiết tha và lối sống hòa nhập với thiên nhiên.

C. Lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, nhất là thương các chiến sĩ.

D. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước thiết tha và phong thái chiến sĩ - thi sĩ của Bác.

8. Câu thơ thứ hai của bài thơ Rằm tháng giêng sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. So sánh.

B. Điệp từ.

C. Liệt kê.

D. Ẩn dụ.

9. Dòng nào dưới đây nói không đúng với hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng?

A. Cả hai bài thơ đều tràn đầy ánh trăng đẹp.

B. Hai bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và yêu nước sâu sắc hòa quyện trong tâm hồn một người chiến sĩ - thi sĩ.

C. Đây là hai bài thơ tứ tuyệt được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc.

D. Hai bài thơ nói lên tinh thần chịu đựng gian khổ, thiếu thốn của Bác trong kháng chiến chống Pháp.

10. Không gian trong câu thơ đầu bài thơ Rằm tháng giêng có đặc điểm gì?

A. Không gian một đêm rằm tháng giêng trên dòng sông phủ đầy sương khói và nổi bật là hình ảnh ánh trăng vằng vặc soi sáng khắp nơi.

B. Không gian mênh mang của dòng sông mùa xuân và ánh trăng tròn lồng lộng soi chiếu nơi nơi.

C. Bầu trời cao rộng, trong trẻo nổi bật lên hình ảnh vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng khắp thế gian.

D. Không gian mênh mông, bát ngát, có sự giao hòa trọn vẹn của con người với cảnh vật thiên nhiên.

Đáp án Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn lớp 7

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

A

B

A

A

A

D

B

D

C

Trên đây, Tìm Đáp Án đã giới thiệu tới các bạn Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 7: Rằm tháng giêng. Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên Tìm Đáp Án.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm