Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học Nam Thành, Ninh Bình năm 2015 - 2016 là đề thi tham khảo hay dành cho cả giáo viên và học sinh được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu. Các thầy cô có thể sử dụng tài liệu này để ra đề thi, đề ôn tập tốt cho học sinh. Các bạn học sinh có thể luyện đề nhằm ôn tập kiến thức, chuẩn bị cho các bài thi, bài kiểm tra học kì II sắp tới.
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 trường tiểu học Trung Thạnh 2, Cần Thơ năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Toán - Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học Trần Hưng Đạo năm 2015 - 2016
Trường Tiểu học Nam Thành |
KIỂM TRA CUỐI NĂM NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP: 5 |
I. ĐỌC HIỂU
1. Đọc thầm bài văn sau:
HOA ĐỎ
Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây. Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp.
Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết.
Mùa hè, hoa mào gà đỏ đến chói mắt, hoa lựu cũng như những đốm lửa lập lòe. Mùa thu hoa lộc vừng như những tràng pháo đỏ nhỏ treo khá kín đáo trên cành lá nhiều tầng, phải nhìn thấy thảm đỏ dưới gốc ta mới biết cành hoa đang nở rộ.
Đương nhiên mùa xuân là mùa hoa đẹp. Thược dược to bằng chiếc đĩa. Thu hải đường như những chùm hoa mọng, nhìn mà muốn ăn. Hải đường lại như những ngọn lửa nến lóe lên từ nách lá. Cây thu hải đường trồng trong chậu. Còn cây hải đường lại to như cây bưởi. Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ.
Tết đến, hoa đào nở thắm, nó cũng là mùa xuân đấy.
Sau tết những cây gạo, rồi sau đó là cây vông, sau nữa nhiều ngày mới đến lượt hoa xoan tây thi nhau nở đỏ, xem ai rực rỡ hơn. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa giống như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ để kéo dài mùa xuân ra. Hoa gạo, hoa vông cư thế mọc lên sáng chói ở đầu làng, ven núi hoặc ngay cả trong những thị xã, thành phố.
Ai mà chẳng yêu hoa. Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, có thứ có hương, có thứ không thơm, nhưng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý.
Theo Băng Sơn
2. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
Câu 1: Bài văn trên giới thiệu về điều gì?
A. Vẻ đẹp của các loài hoa trên đất nước ta.
B. Vẻ đẹp của cây trái nước ta.
C. Vẻ đẹp của các loại hoa màu đỏ trên đất nước ta.
Câu 2: Từ "màu đỏ" thuộc từ loại nào?
A. Danh từ.
B. Động từ.
C. Tính từ.
Câu 3: Trong câu ghép "Mùa hè, hoa mào gà đỏ đến chói mắt, hoa lựu như những đốm lửa lập lòe." có mấy vế câu?
A. Một vế câu.
B. Hai vế câu.
C. Ba vế câu.
Câu 4: Dấu phẩy trong câu: "Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích." có tác dụng gì?
A. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.
Câu 5: Dòng nào dưới đây chỉ toàn các từ láy?
A. Dịu dàng, lim dim, mơ màng, mỏi mệt, thiêm thiếp, hí hửng, luênh loáng.
B. Dịu dàng, lim dim, mơ màng, thiêm thiếp, hí hửng, luênh loáng.
C. Bao bọc, cỏ cây, ôm ấp, vạn vật, lim dim, thiêm thiếp.
Câu 6: Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào?
Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo.
A. Thay thế từ ngữ.
B. Dùng từ ngữ nối.
C. Lặp từ ngữ.
II. KIỂM TRA VIẾT
A. CHÍNH TẢ: (Nghe-Viết) Bài: Mùa thảo quả
Gồm đầu bài và đoạn "Sự sống cứ tiếp tục ... dưới đáy rừng".
Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 - Tập 1B – Trang 23
B. TẬP LÀM VĂN:
Đề bài: Em hãy tả hình dáng và tính tình của một người trong gia đình mà em yêu quý.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học Trung Thạnh 2, Cần Thơ năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 trường tiểu học Trung Thạnh 2, Cần Thơ năm 2015 - 2016
I. ĐỌC HIỂU
TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: B
Câu 4: A
Câu 5: B
Câu 6: C
II. KIỂM TRA VIẾT:
A. Chính tả (2 điểm)
- Bài viết không sai lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ được 2 điểm.
- Sai một lỗi thông thường (phụ âm đầu. Vần, dấu thanh ...) trừ 0,2 điểm.
- Chữ viết không rõ ràng, không đúng độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn ... tuỳ mức độ có thể trừ điểm.
B. Tập làm văn: (3 điểm)
Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 3 điểm:
- Viết được bài văn tả người hình dáng, tính tình đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
- Bài viết rõ ràng, mạch lạc, dùng từ chính xác, biết sử dụng các kiểu câu chính xác, linh hoạt.
- Bài viết rõ ràng, mạch lạc, sinh động, dùng từ có chọn lọc, có những ý văn hay thể hiện rõ đặc điểm của sự việc..., tình cảm của mình.
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5.