Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11

Để việc ôn tập và củng cố lại kiến thức học kì 1 môn Hóa học lớp 11 được trở nên thuận tiện các bạn hãy nhanh tay tải ngay tài liệu: Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2015 - 2016. Tài liệu giúp các bạn rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Marie Curie, TP. Hồ Chí Minh năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Lê Hồng Phong, Đăk Lăk năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: HÓA HỌC LỚP 11
Thời gian làm bài: 45 phút

A. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1. Trong phòng thí nghiệm điều chế NH3 bằng cách:

A. Nhiệt phân muối NH4Cl
B. Al tác dụng với dung dịch HNO3 loãng
C. Đun muối NH4Cl với dung dịch Ca(OH)2
D. Cho nito tác dụng với hidro

Câu 2. Chất nào sau đây là tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính?

A. CO B. CO2 C. N2 D. NH3

Câu 3. Chọn những chất điện li mạnh trong số các chất sau:

a. HCl b. HClO c. KOH
d. Mg(OH)2 e. CH3COOH g. Mg(NO3)2

A. a, b, c, e, g B. a, c, d, e. C. b, e, g. D. a, c, g

Câu 4. Dãy chất tác dụng được với dung dịch HNO3 loãng là:

A. Fe, Pt, BaSO4, Fe3O4 B. Zn, CuO, Au, CaCO3
C. Mg, Fe(OH)2, S, BaCO3 D. NaCl, Au, C, FeO

Câu 5. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 250 ml dd NaOH 1M, sau phản ứng thu được các chất có nồng độ là (thể tích dung dịch coi như không đổi):

A.Na2CO3 0,2M B. Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,6 M
C. Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M D. NaHCO3 0,6M

Câu 6. Trộn 200 ml dung dịch HCl 0,3M với 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,05M thu được dung dịch X. pH của dung dịch X là:

A. 1. B. 2. C. 11. D. 12

B. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm)

Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)

a) Mg + HNO3 loãng → N+ 1

b) FeS + HNO3 loãng → N0

c) Al(NO3)3 + NH3 + H2O →

d) BaCO3 + HCl →

Viết phương trình ion rút gọn của phản ứng c, d

Câu 2 (1,5 điểm)

Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt sau (Viết các PTHH xảy ra nếu có): Na2CO3, K3PO4, NaNO3, NH4Cl.

Câu 3 (3,0 điểm)

Hòa tan hoàn toàn 11,25 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Al và Mg vào dung dịch HNO3 (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch Y và 7,84 lít khí NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất).

a) Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. (1,5 điểm)

b) Cô cạn dung dịch Y rồi nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Tính khối lượng chất rắn Z. (Biết hiệu suất phản ứng đạt 100%) (1,0 điểm)

c) Cho 40,8 gam hỗn hợp A gồm Cu, Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 2,24 lít khí không màu hóa nâu trong không khí (đktc), dung dịch B và 1,6 gam kim loại. Cô cạn dung dịch B thu được m gam muối khan. Tính m? (0,5 điểm)

(Cho Al = 27, Mg = 24, N = 14, O = 16, H = 1, Cu = 64, Fe = 56)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC LỚP 11

A. Trắc nghiệm (3,0 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

C

B

D

C

B

A

B. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1. (2,5 điểm)

Đáp án

Điểm

a

4Mg + 10HNO3 loãng → 4Mg(NO3)2 + N2O + 5H2O

0,5

b

10FeS + 48HNO3 → 10Fe(NO3)3 + 10H2SO4 + 9N2 + 14H2O

0,5

c

Al(NO3)3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4NO3

Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4+

0,5

0,25

d

BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O

BaCO3 + 2H+ → Ba2+ + CO2 + H2O

0,5

0,25

Mỗi pt đúng được 0,5 điểm (viết đúng sản phẩm không cân bằng được 0,25 điểm)

Câu 2. (1,5 điểm)

* Lấy mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử vào các ống nghiệm riêng biệt có đánh số thứ tự 1 - 4 tương ứng. (0,25 điểm).

* Trình bày được cách nhận biết các chất: 0,5 điểm

NH4Cl

Na2CO3

NaNO3

K3PO4

HCl

Ba(OH)2

↑(mùi khai)

X

Còn lại

↓Trắng

* Viết đúng pthh được 0,75 điểm

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 + H2O

Ba(OH)2 + 2NH4Cl → BaCl2 + 2NH3 + 2H2O

3Ba(OH)2 + 2K3PO4 → Ba3(PO4)2 + 6KOH

Câu 3. (3,0 điểm)

Đáp án

Điểm

a

Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O

x x x

3Mg + 8HNO3 → 3Mg(NO3)2 + 2NO +4H2O

y y 2/3y

nNO = 7,84/22,4 = 0,35 mol

Gọi x, y lần lượt là số mol của Al và Mg

x + 2/3y = 0,35 => x = 0,15 mol

27x + 24y = 11,25 => y = 0,3 mol

0,5

0,5

mAl = 0,15.27 = 4,05g; mMg = 0,3.24 = 7,2g; % Al = 36%; % Mg = 64%

0,5

b

4Al(NO3)3 → 2Al2O3 + 12NO2 + 3O2

0,15 0,075

2Mg(NO3)2 → 2MgO + 4NO2 + O2

0,3 0,3

m rắn = 0,075.102 + 0,3.40 = 19,65 gam

0,25

0,25

0,5

c

Do kim loại dư nên tạo muối Fe2+ và Cu2+. Gọi x, y là số mol của Cu và Fe3O4

Ta có: 64x + 232y = 40,8 – 1,6 (1) và 2x – 2y = 0,1.3 (2)

Giải hệ (1) và (2) x = 0,25; y = 0,1 => m muối = 0,25.188 + 0,1.180.3 = 101g

0,5

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!